Khám phá

Vì sao nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không thể hòa lẫn vào nhau?

DNVN - Trái đât được ví như một quả cầu nước khi có tới hơn 70% diện tích bề mặt được bao phủ bởi đại dương, trong khi phần diện tích đất liền chỉ chiếm chưa đến 30%. Chính vì sự mênh mông đó mà cho đến nay, con người vẫn chưa thể khám phá toàn bộ đại dương và chỉ có những hiểu biết còn hạn chế về những gì nằm sâu trong lòng biển cả.

CLIP: Nửa đêm, 2 con sư tử tới cổng đe dọa chó nhà rồi nhận lại màn chống trả quyết liệt / CLIP: Mải mê săn chim bồ câu, chó rừng từ kẻ đi săn biến thành con mồi của báo hoa mai

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do diện tích quá rộng lớn, các nhà khoa học đã chia các vùng nước trên hành tinh thành bốn đại dương chính để dễ phân biệt và nghiên cứu. Một câu hỏi thường được đặt ra là: Nước biển có giống nhau hay không? Làm thế nào để phân biệt giữa các đại dương? Thực tế cho thấy, vẫn tồn tại những khác biệt rõ rệt giữa các đại dương, đặc biệt là giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Mặc dù tiếp giáp nhau, nhưng nước biển tại hai đại dương này lại có màu sắc khác biệt, tạo thành một ranh giới rõ ràng đến mức người ta dễ dàng nhận ra khi quan sát từ trên cao. Vậy điều gì khiến nước ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không thể hòa lẫn với nhau dù chúng đều là nước biển?

Nguyên nhân đầu tiên nằm ở sự chênh lệch về hàm lượng muối. Thái Bình Dương, dù là đại dương lớn nhất thế giới, lại có hàm lượng muối thấp hơn nhiều so với Đại Tây Dương. Điều này khiến màu nước ở Thái Bình Dương nhạt hơn, trong khi Đại Tây Dương có màu đậm hơn. Sự khác biệt về độ mặn kéo theo sự khác biệt về mật độ nước biển, dẫn đến tốc độ bốc hơi dưới ánh nắng mặt trời cũng khác nhau. Chính những yếu tố này đã tạo ra hiệu ứng tương phản màu sắc mạnh mẽ giữa hai vùng nước.

Ngoài ra, còn có sự chênh lệch về múi giờ giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Sự khác biệt về mật độ, độ mặn, độ sâu, nhiệt độ và lượng mưa của hai đại dương khiến quá trình hòa trộn của dòng nước cần có thời gian. Tuy nhiên, ngay trong lúc hai dòng nước đang dần hợp nhất, dòng nước biển mới lại tiếp tục đổ về, làm cho quá trình hợp nhất bị kéo dài. Khi mực nước biển không ngừng dâng lên, thời gian để hai đại dương hòa làm một càng bị trì hoãn, từ đó hình thành nên bức tranh phân tách kỳ lạ như ta thấy.

Cuối cùng, sự chênh lệch mật độ nước biển giữa hai đại dương cũng dẫn đến sự khác biệt về mực nước. Những yếu tố tưởng chừng như nhỏ bé này lại chính là nguyên nhân khiến Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tuy tiếp giáp nhưng lại không thể hoàn toàn hòa lẫn với nhau.

 

Bảo Ngọc (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm