Khám phá

Vì sao quan lại thời xưa lại cởi giày khi vào triều gặp hoàng đế?

Người xưa rất coi trọng lễ nghi và luôn cởi giày khi vào nhà để thể hiện sự tôn trọng với chủ nhân của ngôi nhà.

Thời phong kiến cổ đại, ngày nghỉ của các quan lại được tính như thế nào, một năm có bao nhiêu ngày nghỉ lễ Tết? / Tôn Quyền bắt được Quan Vũ, vì sao không dùng để uy hiếp Lưu Bị mà trực tiếp 'hạ thủ' luôn?

Thời phong kiến cổ đại, người xưa rất coi trọng vấn đề lễ nghi chế độ. Khi hoàng đế bàn chuyện quốc sự với các quan đại thần trong triều, trong cung có quy định các quan lại phải bỏ giày để ở bên ngoài khi vào triều. Nếu ai không tuân theo có thể bị xử tội chết. Được biết, tục cởi giày vốn có nguồn gốc từ xa xưa ở Trung Quốc.

Ngoài lý do vệ sinh, nhiều người cho rằng nếu không cởi giày khi tới nhà người khác sẽ làm nhà của gia chủ bị bẩn. Theo thời gian, việc cởi giày trở thành phép lịch sự tôn trọng chủ nhà.

vi-sao-quan-lai-thoi-xua-coi-giay-khi-vao-trieu-1697616813.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Theo Đằng Tấn, trong "Lễ ký: Khúc lễ" có ghi "Thị tọa ư trường giả,lũ bất thượng ư đường". Điều này ngụ ý chỉ Ngồi với người lớn tuổi, là các bậc trưởng lão thì phải cởi giày, giày chỉ được để ở phía ngoài hành lang, không được mang vào trong. Điều đó cho thấy, người xưa rất coi trọng lễ nghi đặc biệt là việc cởi giày khi tới nhà người khác hay khi gặp bậc trưởng lão. Những quy tắc nào đều bắt nguồn từ thói quen thường nhật của người xưa đúc kết lại.

Tờ Chinatimes cho biết, thời phong kiến cổ đại ở Trung Quốc, cả hoàng đế và người nghèo đều phải cởi giày ngay khi bước vào nhà. Lý do là thời đó, môi trường sống chưa có bàn, ghế,...như ngày nay. Thời đó, hầu như trong mỗi nhà chỉ bày một tấm "diên" và "tịch" (chiếu tre) do ngày xưa trải chiếu xuống đất ngồi, cho nên chỗ ngồi gọi là diên.

Trong Lễ ký có câu "Ấp tân tựu diên" (Vái mời khách ngồi xuống chiếu). Ở những nhà giàu có, chiếu được trải khắp sàn sảnh chánh, khi có khách tới nhà, họ đều phải cởi giày trước rồi mới vào ngồi ở chiếu tre thưởng thức tiệc rượu cùng gia chủ.

Nếu trực tiếp mang giày vào nhà sẽ làm bẩn chiếu của nhà người khác, vừa mất vệ sinh vừa mất lịch sự.

Theo thời gian, việc bỏ giày trước khi vào nhà đã chuyển từ quan điểm giữ vệ sinh sang một bên mà thay vào đó là một loại lễ nghi, hình thức dùng để bày tỏ sự kính trọng đối với chủ nhân của ngôi nhà.Tuy nhiên, những quy tắc, lễ nghi này không quá khắt khe đối với người bình thường nhưng với hoàng đế lại trở nên đặc biệt.

 

Thời xưa, các quan lại phải cởi giày trước vào triều bàn chuyện quốc sự. Đặc biệt là thời Tiên Tần (Tiên Tần thời đại, là khoảng thời gian phân chia lịch sử Trung Quốc thời cổ đại, là cách gọi chung về thời đại trước triều đại Nhà Tần của Trung Quốc (tức là trước năm 221 TCN)), các quan lại còn phải cởi bỏ cả tất nếu không sẽ chọc giận hoàng đế.

vi-sao-quan-lai-thoi-xua-coi-giay-khi-vao-trieu-1-1697616958.jpg
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Trong "Tả truyền" có ghi lại câu chuyện, Vệ Xuất Công trốn sang nước Tống và xây dựng một cung điện tráng lệ. Đây là nơi ông thường xuyên bày tiệc rượu vui vẻ trò chuyện với quan lại. Vào một ngày nọ, khi một viên quan đại thần họ Chu đến dự tiệc nhưng vẫn đi tất chân, Vệ Xuất Công nhìn thấy bèn nổi giận lôi đình. Thấy vậy, viên này bèn giải thích rằng hắn không dám cởi tất vì chân có vết loét, sợ mọi người nhìn thấy không thoải mái.Tuy nhiên, Vệ Xuất Công không đoái hoài mà vẫn giữ vẻ mặt tức giận thậm chí còn dọa chặt chân người này.

Điều này cho thấy người xưa rất coi trọng việc cởi giày. Thậm chí, người Trung Quốc xưa còn có câu thành ngữ "kiếm lí thượng điện" có nghĩa là, quan lại được hoàng đế cho phép đeo kiếm đi giày vào cung điện là một đặc ân lớn và rất vinh dự mà không phải ai cũng có.Tuy nhiên, quy tắc "thoát hài tức lễ mạo" không áp dụng cho tất cả các dịp. Trong "lễ ký" có đề cập rằng, tất cả các dịp tang lễ hoặc hiến tế đều phải mang giày. Vào dịp này, ngón chân không được phép để lộ ra bên ngoài nếu không sẽ trở thành việc làm thất lễ với bề trên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm