Vì sao sợ ma nhưng vẫn thích xem phim kinh dị?
Ly kỳ nuôi 'cá chép ma' không vảy trên sông, thịt giòn như tràng lợn / Bí ẩn phong lan ma hiếm có khó tìm nhất thế giới
“Người ta thích xem những bộ phim kinh dị vì họ thích cảm giác sợ hãi. Đôi khi, đó cũng có thể là họ muốn kết thúc cái cảm giác tò mò khi chưa được nếm trải cái sự kinh dị đó”, trích lời Jeffrey Goldstein, Giáo sư ngành Xã hội - Tâm lý học tại Đại học Utrecth (Hà Lan). Lý do bạn chọn một hình thức giải trí nào đó là vì bạn muốn nó tác động mạnh lên bạn chẳng hạn như đi xem phim hài vì nó khiến bạn bật cười.
Khi một người sợ hãi, cơ thể họ sẽ tự động sinh ra các phản ứng như tim đập nhanh, thở dốc, toát mồ hôi lạnh và dễ giật mình hơn bình thường. Đó là bản năng tự nhiên của con người khi cảm thấy nguy hiểm.
Đó cũng là lý do khiến nhiều người thích thưởng thức các bộ phim kinh dị vì nó gây cảm xúc rất mạnh đối với họ. Có một sự thật là con người rất muốn trải nghiệm những cảm giác có thể gây ám ảnh đó vì bản tính tò mò.
Có nhiều người thực sự thích cảm giác sợ hãi. (Ảnh minh họa).
Nhiều người bỏ ra thời gian nghỉ ngơi vào Chủ nhật để xem một bộ phim kinh dị, không phải vì họ thích sợ hãi mà đơn giản họ muốn có cảm giác rằng mình có thể chế ngự được nỗi sợ này. Tuy nhiên, cũng có nhiều người thực sự thích cảm giác sợ hãi. Và nó thực sự có lý do cả.
Một kết thúc có hậu
Trải nghiệm xem phim kinh dị của chúng ta bao gồm sợ hãi, thở hổn hển và thở dài (trong khi tâm trí "nhắn nhủ" nhân vật chính không nên mở một cánh cửa nào đó). Tuy nhiên, chúng ta cảm thấy rất vui mừng khi nhân vật chính yêu dấu của mình bằng cách nào đó trốn thoát và vẫn tìm cách sống sót đến cuối phim. Bất chấp tất cả nỗi sợ hãi kéo dài trong suốt bộ phim, chúng ta có thể yên tâm rằng cô ấy (hay anh ấy) vẫn an toàn ít nhất cho đến phần tiếp theo! Nó mang đến cho khán giả ảo tưởng về việc chinh phục cái chết, đó là cốt lõi của tất cả các bộ phim kinh dị.
Mặc dù vậy, đối với nhiều người trong chúng ta, lời hứa về một kết thúc có hậu có vẻ không phải là lí do đủ tốt để chúng ta đắm chìm vào cảm giác sợ hãi trong hàng giờ đồng hồ.
Sự hồi hộp và không chắc chắn
Sự hồi hộp và không chắc chắn của những sự việc kỳ lạ thu hút sự chú ý của chúng ta.Đây là một điều hiển nhiên! Một trong những lý do khiến chúng ta thích xem những bộ phim kinh dị là vì chúng hầu như không thể đoán trước được. Sự hồi hộp và không chắc chắn của những sự việc kỳ lạ thu hút sự chú ý của chúng ta. Thường thì phim kinh dị mang đến cho chúng ta cảm giác tương phản với những câu chuyện tình yêu hay hài kịch (với nội dung có thể dự đoán trước được).
Chất dẫn truyền thần kinh và cảm giác mạnh không mang đến sự rủi ro
Xem phim kinh dị có thể so sánh với những người tham gia các hoạt động như nhảy bungee hoặc cưỡi tàu lượn siêu tốc. Một kích thích sợ hãi mà chúng ta có được trong các hoạt động này sẽ kích hoạt não bộ của chúng ta bơm ra một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh và hormone, bao gồm dopamine, serotonin, endorphin và adrenaline, do đó đẩy chúng ta vào trạng thái sẵn sàng đối mặt với những gì diễn ra trong phim. Chúng ta có cảm giác như chính bản thân mình tham gia vào tình huống trong bộ phim.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có thể thoát khỏi cảm giác đó bất cứ khi nào chúng ta muốn và không bị mắc kẹt trong tình huống đáng sợ đó như các nhân vật trên màn hình. Vì không có mối đe dọa thực sự nào đối với chúng ta nên chúng ta như có được "tấm lá chắn an toàn" để tận hưởng trọn vẹn cảm giác do các loại hormone này mang lại. Ai biết được rằng sợ hãi cũng mang lại nhiều niềm vui?
Kiểu tìm kiếm cảm giác này thường cao hơn ở tuổi thiếu niên, điều này giải thích tại sao những bộ phim kinh dị chủ yếu hướng đến những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nam giới cũng ưa thích cảm giác này hơn nữ giới, điều này giải thích tại sao những bộ phim kinh dị, đáng sợ và siêu bạo lực chủ yếu hấp dẫn những cậu bé vị thành niên. Ngược lại, phim kinh dị tâm lý – trong đó sự đáng sợ thường đồng nghĩa với yếu tố hồi hộp thay vì đẫm máu – thường hấp dẫn cả 2 giới.
Phim kinh dị giúp "xua tan" những nỗi sợ hãi tập thể
Một số bộ phim phản ánh về nỗi sợ hãi tập thể đối với một số vấn đề trong xã hội, ví dụ, một thí nghiệm công nghệ hoặc sinh học sai lầm, những kẻ giết người hàng loạt và kẻ tâm thần biến thành phố thành một cái bẫy chết chóc, người ngoài hành tinh hoặc thây ma đẩy chúng ta đến bờ vực của sự diệt vong.
Ai biết được rằng sợ hãi cũng mang lại nhiều niềm vui?
Thể loại phim kinh dị thường là một biểu hiện của những lo lắng như vậy và nó cũng là phương tiện để chúng ta cùng nhau vượt qua được những cảm giác tiêu cực này. Godzilla, bộ phim khoa học viễn tưởng kinh điển năm 1954, nói về một con quái vật được tạo ra bởi bức xạ hạt nhân. Đây là hình ảnh đại diện cho sự lo lắng hiện diện ở Nhật về hậu quả của những quả bom hạt nhân được thả xuống nước này để kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Đánh bại con quái vật được tạo ra từ phóng xạ hạt nhân này được xem là một cách để nhiều người cùng vượt qua nỗi sợ hãi của họ. Các bộ phim khác như "Friday the 13th" (Thứ sáu ngày 13) đã chạm vào nỗi sợ hãi về tình trạng gia tăng tội phạm giết người hàng loạt trong những năm 1980.
Đây chỉ là một vài trong số những lý do tại sao nhiều người thích xem phim kinh dị, nhưng tại sao trên thực tế lại có những người rất dị ứng với thể loại phim này.
Đáng sợ nhưng... an toàn và thú vị
Theo lời David Rudd, Chủ nhiệm khoa Khoa học Xã hội và Hành vi tại Đại học Utah (Mỹ): “Khi trải nghiệm những bộ phim kinh dị và nếm trải cảm giác sợ hãi, có thể họ sẽ cảm thấy sợ sệt lúc đầu nhưng khi kết thúc bộ phim, họ biết rằng không có nguy hiểm thật sự nào đằng sau những cảnh tượng xem được. Điều này phần nào tạo ra cảm giác “an toàn” cho tất cả mọi người”.
Ngoài việc xem phim, ngôi nhà ma trong các dịp lễ hội cũng là địa điểm “hốt bạc” khi đánh đúng vào tâm lý mọi người. Dù sợ nhưng một lần nữa, khách tham quan biết rằng cảnh tượng rùng rợn trước mắt chỉ dừng lại ở mức hù dọa chứ hoàn toàn không gây hại đến họ. Vậy là dù có sợ nhưng họ vẫn cứ “thử một lần cho biết”.
Con người chỉ thực sự cảm thấy sợ hãi khi họ cảm nhận được sự nguy hiểm lớn hơn sự an toàn. Chẳng hạn như khi đi trong những ngôi nhà ma, bỗng có một bàn tay ai đó chạm vào bạn, phản xạ của bạn sẽ là nhảy dựng lên rồi chạy thật nhanh. Lúc đó, tâm trí bạn sẽ bị choáng ngợp với suy nghĩ “nếu không nhanh thoát ra khỏi đây, bạn sẽ bị con ma nào đó giữ lại”.
Đó cũng là lý do tại sao trẻ em dễ cảm thấy sợ hãi hơn, có nghĩa với việc ít kinh nghiệm sống sẽ khiến bạn… “nhạy cảm” với nguy hiểm hơn. Các bạn trẻ khác với các em nhỏ ở chỗ chúng ta biết rõ đó chỉ là một bộ phim nên không bị ám ảnh quá mức. Trong khi đó, các em nhỏ thường nhập tâm rất tốt với mạch phim nên chúng sẽ phản ứng mạnh hơn. Dĩ nhiên, đối với các tình huống đáng sợ, các bạn trẻ cũng có biểu hiện của sự sợ hãi như la hét nhưng có thể sau đó, chúng mình sẽ lại cười ngay. Chính cảm giác thú vị này khiến chúng ta tham quan những ngôi nhà ma dù biết nó rất đáng sợ.
Cảm giác đáng sợ nhưng phần nào đó lại đem đến cảm nhận về sự an toàn rồi sau đó là thú vị chính là “chìa khóa” khiến phim kinh dị và những ngôi nhà ma luôn nhận được sự quan tâm không nhỏ của mọi người.
Tại sao một số người không thích phim kinh dị?
Không phải ai cũng xem phim kinh dị và thích trải nghiệm cảm giác do nó mang lại. Nếu bạn là một trong những người đó, bạn có thể sẽ bị ám ảnh bởi sự kinh hoàng của bộ phim trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tháng sau khi xem nó. Sau khi xem những bộ phim kinh dị, đêm này qua đêm khác, bạn nằm trên giường, bị ám thị bởi ý nghĩ về thứ gì đó chui ra từ tủ quần áo của bạn và đây là lúc bạn ước gì mình chưa bao giờ xem bộ phim.
Lo lắng, không giống như sợ hãi – nó là một điều gì đó có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi xem một bộ phim kinh dị, chúng ta biết rằng nó không có thật, nhưng chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc kiềm chế sự lo lắng sau khi xem. Vậy tại sao phải xem một cái gì đó kinh dị trong khoảng 2 giờ để rồi phải hối tiếc trong những ngày tiếp theo?
Một số người rất chọn lọc những bộ phim kinh dị mà họ xem. Họ có thể chọn để tránh những bộ phim quá gần những gì xảy ra trong thực tế. Ví dụ, những sinh viên giữ trẻ có thể không muốn xem những bộ phim nói về những người giữ trẻ bị khủng bố bởi một tên giết người tâm thần.
Tuy nhiên, một số người trong chúng ta hoàn toàn ghét xem phim kinh dị. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức serotonin có thể do di truyền, do đó não của chúng ta đơn giản là không thể giải phóng nhiều serotonin khi cần để ghi đè lên nỗi kinh hoàng lúc xem phim. Do đó, vì những cảm xúc tiêu cực đã bị thổi phồng lên nên nhiều người trong chúng ta không muốn xem phim kinh dị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật