Khám phá

Vì sao Tào Phi không tấn công Thục Hán sau thất bại của Lưu Bị? 22 năm sau Tư Mã Ý mới hiểu được nguyên nhân

DNVN - Sau khi Quan Vũ bị bắt và bị quân Đông Ngô hành quyết, Lưu Bị quyết định báo thù nhưng đã thất bại thảm hại tại Di Lăng. Đây là thời điểm thuận lợi để Tào Ngụy tấn công Thục Hán, nhưng Tào Phi, hoàng đế Tào Ngụy, lại chọn giữ nguyên tình thế mà không tấn công. 22 năm sau, Tư Mã Ý mới hiểu được sự sáng suốt trong quyết định này.

Giải mã Tam quốc: Lưu Bị và đoạn kết một cuộc tình chính trị / Sự thật mối quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng, La Quán Trung đã ‘lừa’ khán giả suốt hàng trăm năm?

Năm 220, sau khi Quan Vũ bị mất Kinh Châu và tử trận, thế cục Thục Hán thay đổi đáng kể. Lưu Bị, nóng lòng báo thù cho Quan Vũ và lấy lại Kinh Châu, đã dẫn quân đánh Đông Ngô, bỏ qua lời khuyên của nhiều cận thần. Thất bại ở Di Lăng khiến Thục Hán chịu tổn thất lớn, trong khi Lưu Bị phải rút lui về Bạch Đế thành, sức khỏe suy yếu và qua đời vào năm 223.

Thục Hán lúc này trở nên suy yếu nhất trong ba nước, nhưng Tào Phi không tấn công. Lý do của sự "án binh bất động" này khiến nhiều người khó hiểu, thậm chí Tư Mã Ý, một quân sư tài ba, phải mất 22 năm mới thấu hiểu.

Tào Phi không tấn công Thục Hán sau thất bại của Lưu Bị.

Tào Phi không tấn công Thục Hán sau thất bại của Lưu Bị.

Quyết định sáng suốt của Tào Phi

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Tào Phi không tấn công Thục Hán bởi thực lực của nước này đã suy yếu, không còn đe dọa Tào Ngụy. Ngược lại, Đông Ngô, sau trận Di Lăng, trở nên mạnh mẽ hơn và tạo ra nguy cơ lớn hơn cho Tào Ngụy. Do đó, Tào Phi tập trung vào Đông Ngô.

Bên cạnh đó, địa hình Thục Hán, đặc biệt là Hán Trung, rất khó tấn công. Tào Phi hiểu rằng việc tiêu diệt Thục Hán sẽ gây tổn thất lớn cho Tào Ngụy và không mang lại lợi ích thực sự.

Sự thật được phơi bày sau 22 năm

 

Đến năm 244, Tào Sảng, quyền thần của Tào Ngụy, đã chỉ huy 100.000 quân tấn công Thục Hán qua Hán Trung nhưng bị đánh bại bởi lực lượng Thục Hán dưới sự chỉ huy của Vương Bình. Trận thua này không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho Tào Ngụy mà còn dẫn đến sự suy yếu của Tào Sảng, tạo điều kiện cho Tư Mã Ý lật đổ ông vào năm 249.

Sau trận chiến này, Tư Mã Ý nhận ra quyết định của Tào Phi 22 năm trước là đúng đắn. Việc tấn công Thục Hán khi Lưu Bị vừa thua trận có thể đã làm tổn hại nghiêm trọng đến Tào Ngụy mà không mang lại kết quả đáng kể. Trong bối cảnh đất nước còn non trẻ và chưa ổn định, Tào Phi đã đưa ra quyết định bảo toàn lực lượng một cách khôn ngoan.

1
Doanh Doanh (TH)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm