Vì sao Tào Tháo không thiêu cháy thuyền cỏ Khổng Minh?
Vào thời Tam quốc, năm 208, Tào Tháo đem hơn 80 vạn quân tiến xuống phía Nam với tham vọng thống nhất Trung Quốc. Quân Ngụy rất hùng mạnh, tràn đầy khí thế sau những chiến thắng liên tiếp ở miền Bắc, đặc biệt là sau khi tiêu diệt 70 vạn quân Viên Thiệu. Áp sát bờ sông Trường Giang, quân Tào cắm trại, huênh hoang gửi lời thách đấu tới cả Giang Đông, khi ấy đang ở dưới quyền cai trị của Tôn Quyền.
Trước áp lực ngày càng lớn của Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền buộc phải kết thành liên minh. Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị thân hành sang sông, đến phối hợp tác chiến cùng Chu Du, Đại đô đốc của Đông Ngô. Tuy nhiên, các tướng Đông Ngô thường ghen tị với tài năng của Gia Cát Lượng nên nhiều lần bày kế hãm hại ông.
Thuyền cỏ mượn tên.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, danh tướng khai quốc của Đông Ngô là Chu Du nhận thấy Khổng Minh Gia Cát Lượng có tài năng trí tuệ rất lớn, nên tìm cớ giết đi để trừ họa cho Đông Ngô. Chu Du giao cho Gia Cát Lượng phải làm ra 10 vạn mũi tên trong 10 ngày, nếu không sẽ bị xử theo quân lệnh, rồi nói sẽ cho người giúp Gia Cát Lượng.
10 ngày làm 10 vạn mũi tên quả là việc không thể, vậy nên Chu Du đoán Gia Cát Lượng sẽ nghĩ lý do thoát thác, định tìm cớ ép, nào ngờ Gia Cát Lượng chỉ cười nói rằng chẳng cần ai giúp mình cả, mà ông cũng không cần đến 10 ngày – chỉ 3 ngày là đủ. Chu Du nghe thế thì ngạc nhiên nhưng cũng mừng rỡ, vì chỉ cần Gia Cát Lượng không làm đủ và đúng hạn thì sẽ đem xử theo quân lệnh mà giết đi.
Ngày thứ nhất trôi qua, rồi ngày thứ hai lại trôi qua mà không thấy Gia Cát Lượng có động tĩnh gì. Đến ngày thứ ba, Gia Cát Lượng chuẩn bị các thuyền, kết rơm thành binh lính giả, rồi đến lúc sương mù dày đặc thì cho các thuyền này đến doanh trại quân Ngụy.
Do sương mù dày đặc, quân Ngụy không quan sát rõ, tưởng là thuyền do thám, nên Tào Tháo ra lệnh cho quân bắn tên ra như mưa, chẳng mấy chốc các thuyền đã thu được đầy tên rồi trở về.
Nhờ kế hoạch hoàn hảo của Gia Cát Lượng, quân đội Thục – Ngô có đầy đủ vũ khí để sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Sau đó trận Xích Bích diễn ra, 10 vạn mũi tên góp phần quan trọng cho chiến thắng của đội quân phương Nam. Họ đã chặn đứng sự bành trướng của Tào Tháo, khiến Thừa tướng nhà Hán phải thua chạy dài với tàn quân ít ỏi. Sau trận Xích Bích, thiên hạ cũng phân ba thành thế chân vạc. Cục diện này kéo dài đến gần 60 năm sau.
Vì sao Tào Tháo không dùng hỏa công?
Rất nhiều người thắc mắc rằng vì sao khi ra lệnh phóng tiễn Tào Tháo không dùng hỏa tiễn? Như vậy chẳng phải đã thiêu chết được cả Gia Cát Lượng đang ngồi ở trên thuyền rồi sao? Phải chăng Tào Tháo đã mắc một sai lầm đáng tiếc? Có một vài nguyên nhân lý giải cho “sai lầm” này như sau.
Trước hết, vào thời điểm ấy, Tào Tháo vốn không hề biết trên thuyền của Gia Cát Lượng toàn bộ đều là “người cỏ”, vốn là những vật dễ bắt cháy. Tiết trời khi đó sương mù dày đặc, hơi ẩm lớn, tầm nhìn bị che khuất, sức cản của gió sẽ khiến chuyện bắn tên phóng hỏa trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tầm bắn của hỏa tiễn cũng không được xa như của mũi tên thông thường, trong khi thuyền của Gia Cát Lượng rõ ràng ở cách trại quân Tào khá xa.
Thêm nữa, hỏa tiễn không phải nói bắn là có thể bắn ngay được. Bởi vì việc chế tác hỏa tiễn khá phiền phức. Tên sắt thông thường có thể trực tiếp bỏ vào thùng đựng tên, cho binh sĩ vác trên lưng, lấy dùng vô cùng tiện lợi. Trong khi hỏa tiễn cần phải châm lửa từng chiếc một, mất thời gian hơn rất nhiều.
Lúc bấy giờ quân Tào đông gấp mấy lần quân Ngô – Thục, hoàn toàn là chiếm thế thượng phong, muốn “lấy thịt đè người”, đánh nhanh thắng nhanh. Ảnh dẫn theo youtube.com.
Khi ấy, Tào Tháo đã loáng thoáng nhìn thấy bên phía đối diện có thuyền kéo đến, cần phải bắn với mật độ dày, tốc độ nhanh. Nếu dùng hỏa tiễn chắc chắn hiệu quả không cao. Chỉ ở những trận công thành trường kỳ, binh sĩ có thời gian dài ngày để chuẩn bị tên, lửa, vật liệu dẫn cháy thì dùng hỏa tiễn mới có tác dụng. Thường thì chuẩn bị vũ khí, đạn dược từ ngày hôm trước, sang đến ngày thứ hai mới đủ dùng.
Một điều quan trọng khác là năng lực sản xuất thời đó khá thấp, không thể trong một lúc làm ra hàng loạt tên nỏ như kiểu “công nghiệp” được. Thế nên, sau chiến trận, người ta thường thu lại cung nỏ để tái sử dụng, coi như một loại chiến lợi phẩm. Thời đó mũi tên phần nhiều làm từ tre trúc, một khi bắt lửa rồi thu về cũng không còn giá trị sử dụng. Ngoài ra, giá dầu thời đó khá đắt đỏ, dầu là một mặt hàng xa xỉ.
Thêm một nguyên nhân khác là bản thân Tào Tháo cũng không thích dùng lửa, cả đời ông ít khi sử dụng hỏa công, chỉ trừ một lần đốt kho lương Ô Sào của Viên Thiệu trong trận Quan Độ. Quân phương Bắc sở trường kỵ binh, đột kích, tác chiến nhanh nhẹn nhưng không quen dùng cung nỏ như quân miền Nam vốn nhiều sông nước, tác chiến buộc phải có tên nỏ.
Hơn thế nữa, hỏa công là cách đánh du kích, dùng để lấy ít địch mạnh, lợi cho cách đánh du kích. Mà bấy giờ quân Tào đông gấp mấy lần quân Ngô – Thục, hoàn toàn là chiếm thế thượng phong, muốn “lấy thịt đè người”, đánh nhanh thắng nhanh. Tào Tháo càng không có lý do để dùng tên nỏ, hỏa công.
Hỏa công không phải muốn dùng là dùng, trong binh pháp Tôn Tử có nói rõ về kế hỏa công như sau:
“Muốn dùng hỏa công, phải có nhân duyên, các hỏa khí phải chuẩn bị sẵn sàng. Muốn phóng hỏa phải chờ thời tiết, muốn châm lửa phải chọn ngày. Thời tiết thuận lợi là khí trời nắng ráo. Ngày thuận lợi là ngày mà Mặt Trăng ở lại trong các sao Cơ, Bích, Dực, Chẩn. Những ngày mặt trăng ở lại bốn sao ấy là những ngày nổi gió.
Khi dùng hỏa công, phải biết ứng biến tùy theo năm trường hợp phóng hỏa: Lửa cháy ở bên trong thì gấp tiếp ứng ở bên ngoài. Lửa cháy rồi nhưng binh địch vẫn yên lặng, hãy chờ xem mà chớ vội đánh. Khi lửa cháy to, vào được thì vào, không vào được thì thôi. Lửa đã cháy được ở ngoài, thì không cần nội ứng, lựa dịp thuận lợi mà đánh vào. Lửa cháy ở trên luồng gió thì chớ ở dưới luồng gió đánh lên. Ban ngày có gió nhiều, thì ban đêm không có gió. Nhà binh phải biết năm trường hợp phát hỏa ấy và phải tính toán ngày giờ, phương hướng để mà giữ gìn”.
Chính vì vậy không chỉ thòi Tam quốc, mà ngay cả trong lịch Trung Quốc. Không phải nhà binh nào cũng dùng được hỏa công. Duy chỉ có Khổng Minh là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tính toán rất giỏi ngày giờ, hướng gió, nên rất thích sử dụng hỏa công và áp dụng rất thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất