Vì sao thái giám khi hầu hạ phi tần vào đêm khuya thường đặt quả ké đầu ngựa đầy gai vào trong giày khiến bản thân vô cùng đau đớn?
Chống biến đổi khí hậu để bảo vệ cội nguồn của sự sống / Người Trung Quốc cổ đại am hiểu về dịch bệnh từ cách đây 3.000 năm
Trong thời đại phong kiến Trung Quốc, những người đau đớn thống khổ nhất tại hoàng cung chính là các thái giám. Từ khi họ quyết định vào cung là đẩy bản thân vào bể khổ, trở thành một trong những nạn nhân của chế độ phong kiến.
Nhiệm vụ duy nhất trong đời họ chính là hầu hạ Hoàng đế và các vị chủ tử trong hậu cung. Tuy nhiên, bởi vì địa vị thấp bé nên chỉ cần phạm một lỗi nhỏ, các thái giám ngay lập tức sẽ bị đánh, bị đạp.
Ảnh minh họa
Do đó, khi các thái giám đảm nhận nhiệm vụ hầu hạ các phi tần vào đêm khuya, họ bắt buộc phải giữ được tinh thần tỉnh táo, không được ngủ gật. Để có thể tỉnh táo, thái giám sẽ phải tìm mọi cách để kiểm soát bản thân mình, trong đó có cách thức đặt một vài quả ké đầu ngựa vào trong giày.
Quả ké đầu ngựa (tên Hán Việt là Thương Nhĩ Tử) là một loại dược liệu phổ biến trong dân gian, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng, hạ sốt, lợi tiểu, an thần. Thân quả bao bọc bởi một lớp gai, nếu dính vào quần áo sẽ rất khó để gỡ sạch.
Quả ké đầu ngựa.
Đối với các thái giám, đây là một phương pháp hữu hiệu nhất và đơn giản nhất. Khi chủ tử sai bảo, các thái giám phải đứng lên ngay lập tức, quả ké đầu ngựa trong giày sẽ khiến họ đau đớn đến mức tỉnh ngủ.
Ngoài ra, việc đặt quả ké đầu ngựa vào giày cũng khiến các thái giám bước đi nhẹ nhàng hơn để tránh dẫm mạnh lên chúng. Kết quả là sẽ giảm âm thanh khi di chuyển.
Và cứ thế, một truyền mười, mười truyền một trăm, phương pháp này trở nên phổ biến hơn với các thái giám trong hậu cung.
Tuy nhiên, những quả ké đầu ngựa ghim vào lòng bàn chân có thể khiến các thái giám bị thương. Trong quá trình làm việc ban ngày, họ phải di chuyển nhiều, phải chạy việc vặt sẽ khiến vết thương ở chân nặng hơn. Đến đêm khuya, họ tiếp tục đặt quả ké đầu ngựa vào trong giày để giữ tỉnh táo và chân họ sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng nặng hơn. Nhưng họ buộc phải cắn răng chịu đựng, không thể than thở công khai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Khám phá loài động vật xấu xí nhất thế giới, chỉ nhìn 1 lần cũng gây ám ảnh cả đời