Vi sao Tử Cấm Thành suốt 600 năm không hề có chim đậu trên mái
"Vén màn bí mật" của Tử Cấm Thành / Tử Cấm Thành thu hút hàng triệu du khách đến thăm mỗi năm nhưng ai cũng phải rời đi trước 5 giờ chiều vì nguyên nhân hoang đường không căn cứ
Tử Cấm Thành bấy lâu nay luôn là niềm tự hào của người Trung Quốc. Có nhiều truyền thuyết khác nhau về khu phức hợp cung điện này, một trong số đó là giai thoại về mái nhà của Tử Cấm Thành, người ta cho rằng nó luôn sạch bóng, chim cũng không dám đậu lên suốt 600 năm qua.
Theo nhà nghiên cứu Qi Ying từ Đại học Kiến trúc Bắc Kinh, các công trình kiến trúc cổ thường khuyến khích sự chung sống hòa hợp của con người và môi trường tự nhiên nên thiết kế thân thiện với các loài động vật, vì vậy sẽ không tồn tại kiểu kiến trúc ngăn không cho chim và các động vật khác trú trên mái nhà.
Theo ông, lý do chính cho việc chim chóc không dám đậu trên nóc Tử Cấm Thành nằm ở sự linh thiêng của bề dày lịch sử của cung điện này. Lời giải thích này dường như chưa thể thỏa mãn giới khoa học.
Vậy sự thật ra sao? Trên tờ "Nhật báo Khoa học và Công nghệ Trung Quốc", các chuyên gia nghiên cứu và kiến trúc sư hiện đại đã làm sáng tỏ vấn đề này thông qua những chi tiết thiết kế đặc biệt dưới đây:
Mái nhà sáng lóaCác mái nhà của Tử Cấm Thành đều được sơn màu vàng.
Theo phong thủy, màu vàng chính là màu tượng trưng cho đất, là nguồn gốc quan trọng của con người. Do đó, màu vàng là màu chủ đạo trong cung điện. Hơn nữa, màu vàng cũng chính là màu của sự sang trọng, xa hoa, hào nhoáng của chốn Hoàng cung.
Các tòa nhà cổ của Tử Cấm Thành, bao gồm cả thiết kế của mái nhà, mục đích cơ bản là làm nổi bật lên quyền lực của hoàng gia, đồng thời đây còn là gam màu biểu tượng của đế vương và hoàng quyền. Nhìn từ trên cao, Tử Cấm Thành nổi bần bật với màu sắc "sáng như vàng".
Chính màu sắc sáng chói này đã khiến các con chim tới gần bị chói mắt và giảm khả năng quan sát. Vì vậy, chim sẽ ít khi sà xuống khu vực mái nhà ở Tử Cấm Thành để làm tổ hay để lại phân chim.
Ngói tráng menTiến sĩ Zhou Qia từ Bảo tàng Cố Cung cho biết, không có bằng chứng lịch sử nào xác minh người xưa sử dụng mái ngói tráng men để ngăn chim trú ngụ khi thiết kế và xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, phân tích khoa học đã chỉ ra rằng những đồ vật sáng bóng không có lợi cho chim chóc hoặc các loài động vật khác đến gần.
Ngói tráng men phản chiếu ánh sáng dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy, chim muông và các loài động vật khác không thể đến gần.
Trên thực tế, ở Trung Quốc quả thật có lưu truyền kiểu kiến trúc mang tên "Oanh Bất Lạc Tưởng Đỉnh" (chim không thể đậu trên đỉnh) được áp dụng trong quá trình xây dựng và góp phần tích cực vào việc hạn chế tác động của phân chim - kẻ thù số 1 làm xuống cấp mái nhà.
Lối thiết kế mái nhà dốc xuống khiến chim không thể đậu lâu cũng như làm tổ trên mái nhà, điều này quyết định một phần quan trọng việc bảo tồn khu di tích lịch sử này.
Dọn sạch và tu sửa định kỳTrong thời kỳ phong kiến, hoàng cung cũng có đội công vụ, trong đó có thái giám thường xuyên sửa sang nhà cửa, quét dọn vệ sinh. Ví dụ, vào thời nhà Minh, hoàng đế sẽ thành lập một tiểu đoàn trực thuộc Bộ Công nghiệp để xây dựng và sửa chữa cung điện, bộ phận này tập trung vô số thợ thủ công lành nghề trên khắp đất nước.
Vào thời nhà Thanh, trách nhiệm của Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ lại chồng chéo. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng các đền thờ, văn phòng và các tòa nhà khác ở kinh đô, trong khi việc xây dựng và tu sửa Tử Cấm Thành và các vườn thượng uyển thuộc Ty Xây dựng của Bộ Nội vụ quản lý.
Về thời gian tu sửa, cung điện sẽ được tu bổ lại toàn bộ định kỳ 3 năm và cứ 5 năm thay mái hiên và xà nhà ở các công trình lớn như điện chính. Ngoài ra, Ty Xây dựng cũng thường xuyên tổ chức "thăm khám" các công trình trong Tử Cấm Thành, việc này diễn ra thường xuyên hơn, hầu như diễn ra hàng năm.
Tồn tại hơn 600 năm, Tử Cấm Thành vẫn luôn chiếm ngôi vị cung điện lớn nhất thế giới. Kiến trúc xây dựng thời bấy giờ đạt đến trình độ rất điêu luyện nên giả thuyết thiết kế mái ngói tráng men luôn sạch đẹp, chim không dám đậu là hoàn toàn có cơ sở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào