Vì sao Tử Cấm Thành xây bằng gỗ nhưng suốt hơn 600 năm chưa từng bị mối mọt?
Dò kim loại trên đồng, phát hiện kho báu kép làm "choáng" giới khoa học / Vì sao Tử Cấm Thành làm từ gỗ vẫn trụ vững dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn?
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là nơi sinh sống của các vị hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến. Hiện nơi này trở thành một bảo tàng và địa điểm tham quan có giá trị lịch sử rất lớn với quốc gia này.
Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, Tử Cấm Thành còn gắn liền với nhiều câu chuyện kỳ bí khó lý giải. Một trong số đó là dù đã trải qua hơn 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành được xây nên từ gỗ chưa một lần bị tàn phá bởi mối mọt.
Tử Cấm Thành tuy được dựng từ gỗ nhưng hơn 600 năm qua chưa từng bị mối mọt tấn công. (Ảnh: Sohu)
Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 và có tổng diện tích lên tới 72 ha. Nơi này là một hệ thống hơn 70 cung điện gồm 9.999 căn phòng. Hầu hết chúng đều được dựng nên từ gỗ.
Triều đình thời bấy giờ huy động tới 1 triệu nhân công xây dựng Tử Cấm Thành. Ngoài gỗ, người ta còn dùng các loại đá cẩm thạch lớn nhỏ từ các mỏ đá để xây cung điện. Theo các chuyên gia, sở dĩ các cung điện của Tử Cấm Thành không bị mối mọt xâm hại bởi 4 nguyên nhân.
Thứ nhất là chất lượng gỗ. Các loại gỗ được sử dụng đều là những loại gỗ quý giá như trinh nam, gỗ bách, linh sam. Những loại gỗ này rất khó bị mục nát.
Trong các ghi chép để lại, gỗ trinh nam được dùng để làm cột trụ, ngai vàng, giường, tủ đồ của hoàng đế. Giá của loại gỗ này hiện nay cao gấp 8.000 lần so với gỗ thông thường.
Trinh nam là loại gỗ nổi tiếng ở Trung Quốc. Chúng thường xuất hiện ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Quý Châu. Cây trinh nam có thể cao tới 30m. Gỗ trinh nam màu vàng óng sau khi đánh bóng. Màu vàng thời phong kiến được coi là màu biểu tượng của hoàng đế. Do đó, loại gỗ này chỉ có hoàng đế mới được dùng. Nó đang được xếp trong danh sách cần được bảo tồn.
Các cung điện đều được làm từ gỗ trinh nam, bách hay linh sam. (Ảnh: Sohu)
Ở thời xưa, việc khai thác gỗ vẫn còn khó khăn. Triều đình đã cử rất nhiều quan viên tới tận nơi để quản lý việc khai thác gỗ. Họ phải di chuyển rất nhiều địa phương như Tứ Xuyên, Giang Tây, Triết Giang, Hồ Quảng… Thậm chí, các vị quan phải mất tới mười mấy năm mới có thể tìm thấy những cây gỗ chất lượng tốt nhất để dựng Tử Cấm Thành.
Thứ hai, những cây gỗ này trước khi sử dụng đều qua một quá trình xử lý. Chúng còn được phủ ở bên ngoài một lớp sơn mài. Như vậy, gỗ dùng để xây Tử Cấm Thành đều có thể chống mối mọt và ăn mòn.
Thứ ba là do vị trí địa lý của Tử Cấm Thành. Do Tử Cấm Thành nằm ở phía Bắc của Trung Quốc. Đây là một nơi có không khí khô và lạnh, thời tiết này không thích hợp với loại côn trùng ăn gỗ như mối, mọt.
Thứ tư, Tử Cấm Thành có lỗ thông gió. Các lỗ thông gió này được đặt khéo léo trong các bức tường. Chúng giúp cho gỗ trong Tử Cấm Thành không bị ẩm và mục nát.
Nhờ làm từ gỗ quý, trong nhiều năm các cung điện trong Tử Cấm Thành không bị mối mọt và ăn mòn. (Ảnh: Sohu)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm