Vị vua duy nhất của tỉnh Hưng Yên: Là bậc thầy chiến tranh du kích, tên được đặt cho nhiều địa danh
Vị vua chịu cảnh 'hoán vợ đổi chồng', luôn nung nấu ý định xuất gia trong lịch sử Việt / Vị vua ăn chơi sa đọa bậc nhất sử Việt, bỏ trốn lên chùa vẫn mang theo kỹ nữ để hoan lạc ngày đêm
Lịch sử phong kiến Việt Nam ghi nhận một vị vua duy nhất xuất thân từ mảnh đất Hưng Yên. Ông là Triệu Việt Vương, vị vua anh hùng, người đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa, giành tự chủ thời Bắc thuộc. Nói đến Triệu Việt Vương là nói đến người đã đánh đuổi quân Lương, giữ nền độc lập cho nhà nước Vạn Xuân.
Triệu Việt Vương, tên thật là Triệu Quang Phục (524 – 571). Ông sinh ra trong một gia đình gia giáo, có cha là Thái phó Triệu Túc, nhà ở huyện Chu Diên (nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).
Lớn lên Triệu Việt Vương đã bộc lộ khả năng võ nghệ, theo cha đầu quân cho Lý Nam Đế khởi nghĩa, lật đổ bọn đô hộ nhà Lương. Nhờ có nhiều công lao, ông được giao chức Tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Sinh thời, Triệu Quang Phục được đánh giá là người đưa ra nhiều chiến thuật vô cùng đặc biệt. Sử chép lại rằng, Triệu Quang Phục đã quyết định thay đổi địa bàn chiến đấu khi cảm thấy cuộc chiến không cân sức. Ông đưa quân từ miền núi về đồng bằng, mở căn cứ mới tại Dạ Trạch và thực hiện kế sách đánh lâu dài.
Sự chuyển hướng đó đã giúp cuộc kháng chiến chống quân Lương có nhiều chuyển biến lớn, phát huy được lợi thế của quân ta, hạn chế sở trường của địch. Sau này, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam nhận định, Triệu Quang Phục chính là bậc thầy thuộc hàng cổ nhất của lịch sử chiến tranh du kích Việt Nam.
Năm 548, Lý Nam Đế qua đời, tướng sĩ đã tôn Triệu Quang Phục lên thay. Ông đồng ý nhưng chỉ xưng vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Dĩ nhiên việc này không thuận ý tất cả. Một họ hàng của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã mang quân đi đánh Triệu Việt Vương để chiếm ngôi. 5 lần giao chiến không có kết quả, thấy không thắng nổi nên Lý Phật Tử đã xin giảng hòa.
Cuối cùng, Triệu Việt Vương đồng ý vì nể tình Lý Phật Tử là cháu họ của Lý Nam Đế. Hai bên chia đôi địa giới để cai quản đất nước. Sau này con trai của Phật Tử là Nhã Lang xin lấy con gái vua Triệu Việt Vương là Cảo Nương cũng được ngài đồng ý. Họ lại trở thành thông gia.
Thế nhưng, âm mưu của Lý Phật Tử thì vẫn chưa bao giờ dập tắt. Ông âm thầm chuẩn bị lực lượng, chờ cơ hội ra tay giành lại giang sơn cho nhà Lý. Năm 571, Lý Phật Tử tạo phản, đem quân đánh Triệu Việt Vương. Vua Triệu không chuẩn bị kỹ càng nên thua trận, phải chạy về cửa biển Đại Nha (nay là cửa sông Đáy, Nam Định). Vua gieo mình xuống biển, qua đời sau 23 năm cai trị.
Người dân Việt Nam khắp nơi tưởng nhớ công ơn của Triệu Việt Vương nên lập nhiều đền thờ thờ phụng ông. Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến đền thờ ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên (quê hương vị vua này). Ngoài ra còn có những ngôi đền ở Nam Định, Ninh Bình… Nhiều con đường, trường học, công trình công cộng được thế hệ sau này đặt tên Triệu Quang Phục hay Triệu Việt Vương, cũng là cách bày tỏ sự trân trọng đến ông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Lão nông nhặt được viên đá đen, sau đó tìm thấy 'kho báu' hơn 347.000 tỷ đồng