Khám phá

Vị vua đầu tiên xây dựng nền độc lập hoàn chỉnh cho Việt Nam, được so sánh với Tần Thủy Hoàng là ai?

Trong các đời vua thì người lập ra nhà nước Đại Cồ Việt là người duy nhất được so sánh với Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc vì có quá nhiều điểm giống đến không tưởng.

Đường Tăng từng ốm 'thập tử nhất sinh' đến mức chuẩn bị sẵn giấy bút để viết di chúc gửi vua Đường / Đường Tăng sở hữu 2 pháp bảo cực kì quý giá do đích thân vua Đường mua tặng với giá... 0 lượng vàng

Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) là một trong những vị vua nổi tiếng của lịch sử Việt Nam nhờ chiến công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Nói cách khác, Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên xây dựng nền độc lập hoàn chỉnh cho nước ta, vào thời của ông Việt Nam có quốc hiệu, niên hiệu, nền ngoại giao, cương vực…

Ảnh minh họa

Khi nhìn tổng quan về vị hoàng đế này, không ít nngười nhận thấy ông có nhiều điểm chung với Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất (sau khi chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc). Cụ thể, ngay trong tên gọi của cả hai là Tiên Hoàng và Thủy Hoàng đều mạng nghĩa là hoàng đế đầu tiên. Về con đường đăng cơ của họ cũng có vô số sự tương đồng.

Chân dung Tần Thủy Hoàng

Cả hai đều từng xưng vương, người là Tần Vương, người xưng Vạn Thắng Vương, cùng chọn . Nếu Tần Thủy Hoàng phải tiêu diệt sáu nước chư hầu để ngồi lên ngai vàng thì Đinh Tiên Hoàng cũng phải dẹp loạn 12 sứ quân mới có thể xưng đế. Họ đều chuyển đổi từ chế độ phong kiến thành chế độ phong kiến tập quyền, lập đô tại vùng núi non hiểm trở như Hàm Dương (nhà Tần) và Hoa Lư (nhà Đinh).

Tượng vua Đinh Tiên Hoàng tại đền Đinh - Lê ở Hoa Lư, Ninh Bình

Đặc biệt, trong khi Tần Thủy Hoàng dồn tâm huyết xây Vạn Lý Trường Thành thì Đinh Tiên Hoàng cũng cực kì chú trọng vào việc nối lại các dãy núi đá trong tự nhiên ở Hoa Lư bằng tường thành nhân tạo, tạo ra hàng phòng thủ vững chắc cho quốc gia. Để đưa đất nước vào lề lối, cả hai áp dụng chính sách cai trị bằng pháp luật nghiêm khắc, nhanh chóng ổn định xã hội sau chiến tranh.

Tuy nhiên, một điều đáng buồn là Tần Thủy Hoàng và Đinh Bộ Lĩnh trị vì không được lâu vì "yểu mệnh". Cả hai qua đời lúc còn đang nắm quyền, tại vị được 12 năm. Người kế vị của họ trùng hợp thay đều là con thứ. Tốn bao công sức gây dựng lên triều đại của mình nhưng cả nhà Tần và nhà Đinh đều tồn tại không lâu khi bị các đại thần chiếm quyền.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm