Khám phá

Vị vua là thiện xạ giỏi nhất triều Nguyễn: Mua một lúc 10.000 khẩu súng, bắn bách phát bách trúng

Trong lịch sử Việt Nam có một vị vua nổi tiếng với tài bắn súng, được sử sách ghi lại như 1 'thiện xạ.

Kỳ bí khu mộ cổ trấn yểm bằng oan hồn 50 trinh nữ bị chôn sống trong 100 ngày / Đào móng nhà vớ được khúc gỗ quý 350 tỷ đồng nhưng không biết, đến khi 'đổi đời' hàng xóm lại tiếc vì từng dùng nhóm lửa

Trong lịch sử Việt Nam, nhiều nhân vật có tài thiện xạ đã lưu danh sử sách nhưng ít được khai thác vì vậy mà không phải ai cũng biết đến những thông tin này.

Theo đó, trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có một vị vua nổi tiếng với khả năng bắn súng thiện xạ đó là vua Gia Long.

Ảnh minh họa.

Cụ thể ở triều Nguyễn, nhân vật được sử sách mô tả có tài bắn giỏi nhất chính là vua Gia Long (Nguyễn Ánh) .

Bộ sử “Quốc triều chính biên toát yếu” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn có đoạn viết như sau: “Tháng 3, năm Nhâm Dần, năm thứ 3 (năm 1782, tính từ năm Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Gia Định), quân Tây Sơn chiếm lấy Sài Gòn. Lúc lâm trận, ngài (chúa Nguyễn Ánh) bắn súng điểu thương hay lắm, bắn đâu trúng đó”.

Theo đó, chúa Nguyễn Ánh đã thông qua 1 người nước ngoài nhờ mua 10.000 súng điểu thương, 2.000 cỗ súng gang mỗi cỗ nặng một trăm cân, 2.000 viên đạn nổ đường kính 10 tấc.

Nguyễn Ánh đã dùng loại súng điểu thương khi lâm trận và được cho là "bắn đâu trúng đó".

Dù đây là loại vũ khí đã được Châu Âu sử dụng từ thế kỷ 17 nhưng khi đến các nước châu Á ở thế kỷ 18 vẫn cực kỳ hữu dụng.

 

Súng điểu thương được miêu tả có cò bằng đá lửa với độ bắn xa từ 250 đến 300 thước. Để bắn, xạ thủ phải lấy thuốc súng bỏ vào nòng và nén thuốc bằng cây thông nòng rồi bỏ viên chì, sau đó mới bóp cò để đá nảy lửa làm cho cháy thuốc ngòi.

Nguyễn Ánh được sử sách ghi lại rằng đã sử dụng thành thạo loại súng này thậm chí đạt đến tầm ‘bách phát bách trúng’.

Sau này không có viên tướng nào được đề cập trong sử sách với tài bắn súng nữa có lẽ là do vị vua đầu triệu đã được miêu tả là một thiện xạ tầm cỡ.

Súng điểu thương

Sử triều Nguyễn cũng ghi chép lại về việc sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn rồi lên ngôi vua, khẩu súng của vua Gia Long là khẩu súng điểu thương (tức súng hỏa mai) được lưu giữ làm kỷ niệm:“Khẩu súng của ngài, đến triều Minh Mạng, được phong là Võ công lương khí, được tống tàng cùng áo nhung nón chiến của ngài ở trong điện”.

Tuy nhiên, chính sự biến kinh thành năm 1885 đã khiến hầu hết các châu báu, tài sản, các di vật lịch sử từ các triều vua Tự Đức trở về trước bị quân Pháp cướp đi hết. Trong đó có cả khẩu súng điểu thương của vua Gia Long và thoi vàng tín vật nhà vua trao cho Thừa Thiên hoàng hậu.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm