Vị 'vua nữ' cai trị Ai Cập 5.000 năm trước: Loạt bằng chứng khiến giới khảo cổ đau đầu suy luận
Người lao động Ai Cập cổ đại được trả lương bằng gì? Chế độ ăn uống của họ như thế nào? / Giải mã bí ẩn về cách xây dựng các kim tự tháp Ai Cập: Thông qua tuyến đường thủy khổng lồ?
Các nhà khảo cổ mới đây đã phát hiện ra một lăng mộ cổ Ai Cập nằm ở khu Abydos, miền trung Ai Cập. Dựa vào phần rượu vang còn sót lại trong lăng mộ này mà các nhà khảo cổ dự đoán nó có niên đại lên đến 5.000 năm. Đáng chú ý, chủ nhân của lăng mộ không phải một vị pharaoh mà là một nữ hoàng có quyền lực tương đương nhưng bị lịch sử lãng quên - nữ hoàng Meret-Neith.
Được biết, chồng của nữ hoàng Meret-Neith là vua Djet và con trai sau này là vua Den - 2 trong các vị vua cai trị vương triều đầu tiên của Ai Cập cổ đại. Đáng nói, các nhà khảo cổ cho rằng rất có thể bà Meret-Neith cũng có quyền lực ngang với chồng và con trai của mình. Nếu điều đó là sự thật thì bà sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên cai trị Ai Cập cổ đại bất chấp quan niệm phụ nữ (như vợ, con gái,...) sẽ không được kế vị từ thời xa xưa. Thế nhưng, những món đồ quý giá chất chồng trong lăng mộ của Meret-Neith là minh chứng khó chối cãi về địa vị quyền lực "cao bất thường" của bà.
Trong tất cả những món đồ được phát hiện tại lăng mộ của nữ hoàng thì những bình rượu nho nhận được sự quan tâm nhiều nhất khi được bảo quản rất tốt và gần như vẫn đang ở tình trạng ban đầu. Nhà khảo cổ học Christiana Kohler đến từ Đại học Vienna - người dẫn đầu đoàn khảo cổ học khai quật được lăng mộ của nữ hoàng Meret-Neith - cho biết không còn xác nhận được màu sắc của rượu là đỏ hay trắng. Nó có lẽ là bằng chứng trực tiếp lâu đời thứ hai về rượu vang và lâu đời nhất cũng trong khu vực Abydos. Kohler nhấn mạnh rằng: "Các cuộc khai quật mang đến những thông tin mới thú vị về nữ hoàng Meret-Neith cũng như thời đại của bà".
Nhờ quá trình khai thác tỉ mỉ cẩn thận, sử dụng các công nghệ khảo cổ tiên tiến mà các nhà khảo cổ xác định được quần thể lăng mộ của nữ hoàng Meret-Neith được xây dựng theo nhiều giai đoạn, kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối lâu. Các nhà khảo cổ lần đầu khai quật được lăng mộ là vào năm 1900, khi đó kiến trúc lăng mộ chủ yếu là gạch bùn, đất sét và gỗ, đặc biệt là được bao quanh bởi mộ của 41 cận thần và người hầu.
Cho đến nay chưa thể xác định được chức vụ thực sự của nữ hoàng Meret-Neith nhưng việc bà tham gia vào việc nhiếp chính là có cơ sở khi con trai là vua Den đăng cơ khi còn quá nhỏ. Ronald Leprohon, giáo sư danh dự về Ai Cập học tại Đại học Toronto, chia sẻ với tờ Live Science rằng việc thêm tên bà vào danh sách các vị vua cho thấy vai trò cực kì quan trọng của Meret-Neith. Từ đó lý giải được lý do người phụ nữ này sở hữu một ngôi mộ lớn ở khu chôn cất hoàng gia sớm nhất của Ai Cập. Hiện các nhà khảo cổ vẫn đang nghiên cứu và tìm hiểu thêm.
- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán