Khám phá

Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lấy liền 2 người em trai, kết hôn cận huyết nguy hiểm tới mức nào? Chỉ cần nhìn 4 người con của họ là đủ hiểu

Mọi người đều biết, người nước ngoài cực kỳ coi trọng huyết thống. Để đảm bảo huyết thống thuần chính và quyền lực của dòng tộc được duy trì thì việc kết hôn cận huyết là chuyện xảy ra thường xuyên.

Đệ nhất mãnh tướng trong Tam Quốc, 3 lần độc đấu với Lã Bố, 2 lần khiến Quan Vũ phải nhượng bộ / AI dựng chân dung các nhân vật lừng danh trong lịch sử nhân loại, kết quả bất ngờ

Từ thời đại Tây Chu xa xưa, Trung Quốc đã xuất hiện chế độ hôn nhân “không lấy người cùng họ”. Cho dù sau này để củng cố thế lực bản thân của những dòng dõi quyền quý, họ hàng lấy họ hàng thì cũng chỉ là anh em họ kết hôn với nhau, còn anh chị em ruột lấy nhau thì ở Trung Quốc gọi đó là loạn luân. Nhưng ở nước ngoài, việc này lại xuất hiện không ít.

b27a47df042c41faaf4246aef59597d5-ngoisaovn-w500-h326 5

Để đảm bảo huyết thống và quyền lực thì dòng tộc người nước ngoài thường hay kết hôn cận huyết vào thời cổ đại.

Mọi người đều biết, người nước ngoài cực kỳ coi trọng huyết thống. Để đảm bảo huyết thống thuần chính và quyền lực của dòng tộc được duy trì thì việc kết hôn cận huyết là chuyện xảy ra thường xuyên. Nổi tiếng có Nữ hoàng Cleopatra, hai đời chồng đều là em trai ruột của mình nhưng 4 người con lại chẳng có ai là con của em ruột mình. Hơn nữa, hai người em trai này cũng vì bà mà chết.

Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra là Nữ Pharaoh cuối cùng của Vương triều Ptolemaios Ai Cập cổ đại. Đối với hôn nhân của chính mình, Cleopatra không hề có quyền tự do lựa chọn. Trong pháp luật Ai Cập thời kỳ đó, Cleopatra bắt buộc phải lấy em trai khác mẹ là Ptolemios XIII. Sau khi kết hôn, hai người cùng nhau cai trị.

Nhưng một núi không thể có hai hổ, có lẽ giữa Ptolemios XIII và Cleopatra không hề có tình yêu, ngay cả tình thân cơ bản cũng không tồn tại. Cả hai vì quyền lực mà tranh qua đấu lại, cuối cùng Cleopatra bị đuổi tới Syria. Cleopatra ở Syria lại triệu tập và thành lập quân đội của mình.

9f41a7a58c5c406ebb698e1ac8de190f-ngoisaovn-w500-h321 4

Ngoài ra, Ptolemios XIII vốn dĩ muốn mượn tay Julius Caesar (nhà lãnh đạo quân sự người La Mã) để diệt trừ Cleopatra nhưng Cleopatra xinh đẹp, thông minh lại khiến Julius Caesar mê mệt, thần hồn điên đảo. Sau này, Ptolemios XIII đã chết trên đường đi lưu vong, còn Cleopatra lại sống chung với Julius Caesar, hai người có với nhau 1 người con trai.

 

Tuy nhiên, Cleopatra nắm quyền Ai Cập cổ đại lại tiếp tục kết hôn với người em trai khác cha của mình là Ptolemaios XIV. Từ đầu đến cuối, Julius Caesar vẫn luôn là tình nhân của Cleopatra. Ptolemaios XIV hoàn toàn biết rõ điều này, ông chỉ là người thống trị trên danh nghĩa mà thôi. Tất cả đều là bất đắc dĩ.

71eeadc362194dbca429c8e01adfaca9-ngoisaovn-w500-h348 3

Năm 44 trước công nguyên, Julius Caesar bị ám sát, niềm hi vọng trở thành Đệ Nhất Phu Nhân La Mã của Cleopatra đã tan thành mây khói. Thế nên Cleopatra đã quay lại Ai Cập và đầu độc sát hại Ptolemaios XIV. Sau đó, con trai bà được phong làm Ptolemaios XV.

Sau khi Julius Caesar chết, con trai nuôi của ông Augustus và thuộc hạ Marcus Antonius của ông đã dẹp được chiến loạn ở La Mã, đồng thời đã phân chia rạch ròi phạm vi thế lực. Năm 41 trước công nguyên, Antonius gặp Cleopatra và Cleopatra cũng đã nắm bắt cơ hội lần này. Antonius tựa như Julius Caesar thứ hai, rơi vào lưới tình với sự dịu dàng của Cleopatra.

c601f8c1e5c8491186cd57b75a0a8ea7-ngoisaovn-w500-h394 2

Vì vợ của Antonius là Octavia, chị gái của Augustus nên Cleopatra là tình nhân của ông. Tới năm 37 trước công nguyên, Antonius và Augustus có mâu thuẫn xung đột, Antonius bèn đưa Octavia về La Mã. Sau đó vi phạm tập tục truyền thống của La Mã, kết hôn với Cleopatra. Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc hôn nhân thuần túy.

 

Lúc này, Antonius muốn có được chiến thắng trong cuộc mâu thuẫn với Augustus. Thế nên hi vọng Ai Cập có thể hỗ trợ ông về mặt tài chính, trong khi đó Cleopatra muốn nắm quyền Ai Cập và duy trì vương triều Ptolemaios thì cần phải có một chỗ dựa vững chắc. Vì vậy, Antonius và Cleopatra đã liên kết với nhau cũng là nhân cơ hội này mà đến với nhau.

26d4beee47634cce839851af6b465f47-ngoisaovn-w500-h336 1

Antonius cũng đồng ý tặng cho Cleopatra khu vực trung bộ Syria, một vài thành phố của ven bờ của Phoenicia, Cyprus (hay còn gọi là đảo Síp) và vương triều Nabat,... Năm 34 trước công nguyên, Antonius thắng lợi trở về, ở Alexandria của Ai Cập tổ chức nghi thức khải tuyền theo lễ nghi của Ai Cập. Cleopatra được tôn làm “Nữ hoàng của Trữ vương”. Cleopatra đã sinh cho Antonius 3 người con.

ef482e2cec1e4009868c96f18858e980-ngoisaovn-w500-h489 0

Vì thế ở La Mã, Cleopatra không hề có tiếng tăm tốt đẹp gì. Đồng thời còn khiến uy quyền và danh dự của Antonius không còn lại chút nào. Sau cùng, Antonius chẳng thể đấu lại được Octavia. Còn Cleopatra, sau khi Antonius tự vẫn chết đi đã để một con rắn độc kết thúc cuộc đời của mình.

 

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm