Vị vua trẻ nhất lịch sử Việt Nam: Lên ngôi năm 1 tuổi, là minh quân nhưng có số phận bi thảm
Ảnh cũ nhà Thanh: Con dâu được ngồi cạnh mẹ chồng, người phụ nữ trong hình 8 gây chú ý / Mỹ: Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” có nhắc đến một vị vua đặc biệt, lên ngôi khi chỉ mới hơn 1 tuổi. Ông chính là Lê Nhân tông, tên húy là Lê Bang Cơ, con trai của vua Lê Thái Tông và bà Nguyễn Thị Anh. Lê Bang Cơ sinh ngày 9/6/1441. Năm 1 tuổi, vào ngày 6/6/1442 ông được lập làm hoàng thái tử.
Bấy giờ cũng là lúc vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, vua Lê Thái Tông đột ngột qua đời vào ngày 4/8/1442. 4 tháng sau, Lê Bang Cơ được các đại thần như Trịnh Khả, Lê Thụ, Nguyễn Xí đưa lên ngôi. Thời điểm này Lê Bang Cơ chỉ mới 1 tuổi 6 tháng. Ông trở thành vị vua lên ngôi sớm nhất lịch sử Việt Nam.
Ảnh minh hoạ.
Dĩ nhiên, ở độ tuổi còn chưa biết nói, Lê Bang Cơ không thể gánh vác giang sơn. Chuyện quốc gia đại sự lúc này do mẹ ông – Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh buông rèm nhiếp chính. Cùng với đó là sự phò trợ của các quan đại thần như Nguyễn Xí, Trịnh Khả… Năm Lê Nhân Tông lên 12 tuổi mới chính thức được nắm quyền lực trong tay, lo chuyện chính sự, còn hoàng thái hậu lui về hậu cung.
Khác với nhiều người nghĩ, Lê Nhân Tông lại tỏ ra mình là một vị vua anh minh, lỗi lạc. “Đại Việt sử ký toàn thư” sau này đã chép lại về vị vua này như sau: “Vua tuổi còn ấu thơ đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi giết hại”.
Trong sử sách, Lê Nhân Tông là người đức độ, coi trọng Nho học, biết lắng nghe lời can gián, không sa đà tửu sắc. Đại Việt ta lúc đó rất phát triển, kinh tế và giáo dục đều rực rỡ. Ngoài ra, dưới thời Lê Nhân Tông, nước ta còn đánh bại vua Chiêm Bí Cai và sáp nhập xứ Bồn Man vào Đại Việt.
Vua Lê Nhân Tông còn được người đời ca ngợi khi rất thương dân, thường xuyên giảm tô, thuế, ban thưởng cho công thần, diệt thảo khấu, loạn đảng. Với cả những khai quốc công thần từng bị xử tử trước đó, vua cũng ra chiếu biểu dương công lao, trả lại của cải, ruộng đất cho con cháu. Chỉ có duy nhất vụ án Lệ Chi Viên là vẫn còn dở dang.
Đáng tiếc, khi đang trị vì đất nước rất ổn, được lòng quần thần và dân chúng thì Lê Nhân Tông lại đột ngột qua đời vì bị sát hại. Năm 1459, binh biến đoạt ngôi vị diễn ra. Lạng Sơn Vương – Lê Nghi Dân (anh cùng cha khác mẹ của Lê Nhân Tông) đã sát hại vua để cướp ngôi. Sự việc này khiến bá quan văn võ, dân chúng vô cùng phẫn nộ, oán thán.
Khi bị sát hại, vua Lê Nhân Tông chỉ mới 18 tuổi. 1 ngày sau đó, hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh cũng bị hại và mất ở tuổi 38.
Sự ra đi bất ngờ của vua Lê Nhân Tông để lại nhiều đau xót, tiếc nuối. Ông là vị minh quân hiếm có của lịch sử đất nước, vừa tài đức vừa được lòng dân, chỉ đáng tiếc là thời gian trị vì thực tế không dài.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?