Vì yêu mà đến, danh tướng Trần Quốc Tuấn "cướp dâu" chấn động triều đình
Lời giải chấn động thời điểm người ngoài hành tinh đến thăm Trái đất / Ly kỳ bố con cựu thị trưởng chạm trán người ngoài hành tinh
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết đến là vị anh hùng của dân tộc, một người đại nhân, đại nghĩa, đại dũng và tên tuổi của ông gắn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, sống mãi với muôn đời trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng, phía sau ánh hào quang và công trạng, vị anh hùng này cũng đã trải qua một đời sống riêng tư rất ngang trái, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Mối tình đầu của ông với công chúa Thiên Thành
Công chúa Thiên Thành không chỉ là người em họ của ông mà lúc này, công chúa đã được chỉ định gả cho người khác.
Thế nhưng, là một người tình chung thuỷ, quyết bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, bảo vệ quyền tự do yêu đương, bất chấp cái chết có thể đến với bản thân mình, Trần Quốc Tuấn đã bất chấp tất cả để được sống thật với con tim mình.
Sinh thời, Trần Quốc Tuấn được đánh giá là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ”.
Sẵn sàng chọn cái chết để bảo vệ tình yêu
Vào năm 1251, lúc này Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mới là một thanh niên 20 tuổi. Ông yêu công chúa Thiên Thành, con gái của vua Trần Thái Tông. Công chúa Thiên Thành là em con chú của Trần Quốc Tuấn.
Nhưng nhà Trần thời đó có quy định anh em trong họ phải lấy nhau, không được gả cho người ngoài, nên việc Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu thương công chúa Thiên Thành cũng là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, oái ăm ở chỗ, lúc bấy giờ, công chúa Thiên Thành đã được gả cho Trung Thành Vương, là con trai của Nhân Đạo Vương, một vị vương gia trong họ Trần.
Dẫu biết như thế nhưng Quốc Tuấn vẫn đem lòng yêu say đắm Thiên Thành và công chúa cũng đã dành tình cảm riêng tư sâu nặng cho con trai An Sinh Vương Trần Liễu. Đến ngày 15.2 năm ấy, nhà vua cho tổ chức ngày hội lớn kéo dài trong vòng 7 ngày, với nhiều trò chơi.
Người trong triều, ngoài nội nườm nượp rủ nhau đến xem. Trước đó, vua đã nhận lễ vật gả công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương và dù chưa chính thức cưới hỏi, nhà vua cũng đã cho phép công chúa đến ở nhà Nhân Đạo Vương, chờ ngày làm lễ hợp cẩn.
Đêm ấy, khi biết tin người mình yêu thương sắp ván đã đóng thuyền, Trần Quốc Tuấn đau khổ không nguôi, buồn nghĩ: “Chỉ ngày mai thôi, người mình trộm nhớ thầm yêu sẽ chính thức thành vợ người khác”.
Thế là, giữa đêm mọi người đang mải mê xem hội, Trần Quốc Tuấn quyết định mạo hiểm để đến với công chúa Thiên Thành. Ông đến phủ của Nhân Đạo Vương để quan sát nơi người yêu đang ở. Đó là một biệt phủ với tường cao, cổng kín, lính canh cẩn thận.
Không thể vào được bằng đường cổng chính, ông liều lĩnh leo tường phía sau để đột nhập vào trong phủ. Đêm tối nhưng nhờ ánh sáng hắt ra từ các gian phòng nên ông đã tìm ra phòng công chúa rồi lẻn vào. Trông thấy giai nhân, Thiên Thành mặc dù rất vui nhưng cô cũng tỏ ra vô cùng lo lắng.
Hơn ai hết, Hưng Đạo Vương và công chúa biết rất rõ nội quy chốn cung cấm, nếu chuyện đột nhập bị bại lộ thì nhất định Nhân Đạo Vương sẽ không tha tội chết cho ông. Vậy nên, ngay khi vừa tới phòng thì hai người đã ngay lập tức bày mưu tính kế để thoát tội.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo đó, hai người đã sai thị nữ nhanh chân chạy báo cho vua cha Trần Thái Tông và cả cô ruột Thụy Bà, là chị của vua đồng thời cũng là mẹ nuôi của Trần Quốc Tuấn.
Nghe tin con mình lâm vào hoàn cảnh oái oăm như thế, bà vội vàng chạy vào cung để tạ lỗi với nhà vua, đồng thời bịa ra câu chuyện Nhân Đạo Vương đã bắt giữ Trần Quốc Tuấn, lo sợ sẽ bị giết.
Nghe tin dữ, nhà vua lập tức liền sai nội nhân đi ngay trong đêm và khi toán quân này đến phủ Nhân Đại Vương thì gia chủ mới biết chuyện gì đang xảy ra trong dinh mình. Nhờ thế nên không những thoát tội mà Trần Quốc Tuấn còn được nội nhân của nhà vua đưa về cung an toàn.
Trở về tư dinh của mình, Trần Quốc Tuấn trình hết mọi chuyện cho cô ruột Thụy Bà biết về tình cảm của mình. Vốn thương con nuôi, nên Thụy Bà tìm cách cho Trần Quốc Tuấn kết duyên cùng Thiên Thành.
Sáng hôm sau, bà vào cung dâng lên nhà vua 10 mâm vàng sống và xin cho đôi trẻ yêu thương nhau được kết tóc xe duyên. Trước tình cảm của đôi trẻ, vua Trần Thái Tông không biết làm cách nào, đành phải gả công chúa Thiên Thành cho Trần Quốc Tuấn.
Để hoàn lại sính vật và tạ lỗi cho Trung Thành Vương, nhà vua đã cắt 2.000 khoản ruộng ở phủ Ứng Thiên, thuộc huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Thanh Oai – Hà Nội ngày nay). Cùng ngày hôm đó, công chúa Thiên Thành trở thành vợ Trấn Quốc Tuấn.
Mối tình của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa đã nở hoa kết trái. Hai ông bà đã sinh hạ được 1 người con gái và 4 người con trai đều là những vị tướng tài giỏi, có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và đều được phong đến tước vương.
Người gái đầu lòng tên là Trinh, thường gọi là Trinh công chúa, sau trở thành vợ của vua Trần Nhân Tông, tức Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, rồi sinh ra con là vua Trần Anh Tông sau này.
Bốn trai, đều là võ tướng có tài, từng theo cha đánh đuổi quân Nguyên Mông, đó là Trần Quốc Nghiễn, tước Hưng Vũ vương. Ông cưới công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng 4.1289, ông được phong làm Khai Quốc công
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá Việt Nam suýt bị tuyệt chủng, giờ hồi sinh kỳ diệu, là món đặc sản trị giá hàng triệu đồng
Có 1 món loại pháp thuật Bồ Đề Tổ Sư không truyền cho Tôn Ngộ Không, ngẫm lại thấy quá đúng đắn
Đây chính là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không phải đi cầu cứu, Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
Xem Tây Du Ký hàng chục năm chưa chắc trả lời được câu hỏi 'Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?'
7 cái tên của Tôn Ngộ Không ngay cả fan 38 năm cũng nhiều người không thể liệt kê hết
Điều kỳ lạ vừa xảy ra ở nơi NASA tin có sự sống ngoài Trái Đất