Việt Nam có thêm 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới
Những địa điểm du lịch nổi tiếng và có chi phí rẻ nhất Việt Nam / Top 15 địa điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới: Có cả Hội An, Việt Nam
Vọoc chà vá chân đen, loại động vật quý hiếm sinh sống tại Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Ảnh: TTXVN |
Tại phiên họp chiều 15/9 trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 33 Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển UNESCO tổ chức tại Nigeria, hai khu dự trữ sinh quyển nói trên của Việt Nam đã được công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.
Như vậy, trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được UNESCO công nhận tổng cộng 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQ), trở thành quốc gia có số lượng khu DTSQ đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, nước có 19 khu DTSQ.
Khu DTSQ Núi Chúa với một vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) có tổng diện tích 106.646,45 ha, là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Hệ sinh thái rừng ở khu vực đề cử có giá trị đặc biệt vì thuộc vùng sinh thái Trường Sơn, là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng toàn cầu và được lựa chọn là một trong những vùng ưu tiên bảo tồn cao nhất của tất cả các kiểu sinh cảnh chính trên Trái Đất.
Khu DTSQ Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), với tổng diện tích 413.511,67ha, gồm 2 vùng lõi là Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên. Khu DTSQ này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Tây Nguyên và cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, hai khu sinh quyển nói trên đều chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại đây.
Khu cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) có nhiều thác nước hùng vĩ. Ảnh: TTXVN |
Các khu sinh quyển khi được công nhận sẽ là mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương, kết nối hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục và nghiên cứu khoa học… Cùng với đó, những khu vực được UNESCO công nhận này có tiềm năng to lớn trong việc cung cấp các giải pháp giải quyết một trong những thách thức quan trọng mà thế giới đang phải đối mặt, đó là cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội và giải quyết các mối đe doạ toàn cầu đang hiện hữu như nghèo đói, dịch bệnh, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu.
Việc UNESCO công nhận thêm 2 khu DTSQ của Việt Nam cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững của Việt Nam; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa của Việt Nam đối với bạn bè thế giới.
11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận đến thời điểm này: 1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000). 2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001). 3. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004). 4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004). 5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006). 6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007). 7. Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm (2009). 8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009). 9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015). 10. Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) (2021) 11. Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng (Gia Lai) (2021). |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?