Việt Nam là nước duy nhất có quần thể cây gỗ quý hiếm sắp tuyệt chủng: Sinh vật cổ 'vô sinh' chỉ còn 162 cây
Nếu không tham gia vào 1 việc này, dù Hòa Thân có tham ô hơn nữa cũng chưa chắc đã bị Gia Khánh đế lấy mạng / Bí ẩn Tam giác quỷ Bermuda: Một con tàu thường xuyên xuất hiện trước sự chứng kiến của nhân chứng
Hiện tại, loại cây này chỉ còn ghi nhận xuất hiện ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Dù là nước thứ 3 phát hiện có cây Thủy Tùng nhưng nước ta là nước duy nhất có cả quần thể Thủy tùng tự nhiên.
Đây cũng là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus, ngành Hạt trần.
Được xem là loại gỗ tốt với mùi thơm, thớ mịn, không bị mối mọt, xốp và nhẹ nên đây là loại gỗ được săn lùng.
Vào năm 2009-2010, Thủy tùng đã tạo nên cơn sốt khiến hàng trăm người đổ về Ea Ral săn tìm xuất phát từ lời đồn đoán vô căn cứ rằng hủy tùng chữa được bệnh ung thư… cũng chính điều này đã khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chính nạn buôn lậu gỗ khiến thủy tùng đứng trước nguy cơ bị tận diệt.
Nhiều năm trước, chơi hàng mỹ nghệ thủy tùng trở thành trào lưu, mỗi sản phẩm từ thủy tùng được bán với giá cao ngất ngưởng và trở thành cơ hội đổi đời cho lâm tặc. Một khúc gỗ thủy tùng dài 1m, đường kính 80cm vào thời điểm 2015 đã có giá khoảng 250 triệu đồng.Ở thời điểm hiện tại, có mất cả núi tiền cũng khó có thể mua được loại gỗ này.
Theo Nghị định 32/2006/NĐCP, Thủy tùng được vào nhóm IA: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Điều đáng nói, những cây Thủy Tùng được phát hiện đều không còn khả năng sinh sản.
Hiện tại, ở nước ta chỉ còn 162 cây thủy tùng được bảo vệ nghiêm ngặt tại xã Ea Rah, huyện Ea H’leo, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng và TX Buôn Hồ (Đăk Lắk), được xem như những báu vật quốc gia.
Lý do này khiến việc bảo vệ loài cây đặc biệt hiếm này cũng như nỗ lực nhân giống chúng vô cùng khó khăn.
Theo công bố của Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), Thủy Tùng cũng là một trong số những loài cây đang ở cấp độ “rất nguy cấp”.
Số lượng cây thủy tùng hiện còn trong Khu bảo tồn Ea Ral chỉ là quần thể nhỏ, mật độ thấp nên không thể thụ phấn được, đó là lý do khiến hạt thủy tùng không thể này mầm.
Các quần thể thủy tùng cùng đang bị thoái hóa khi cây trẻ nhất cũng hơn 50 tuổi, cây lớn tuổi nhất cũng đã gần 600 năm tuổi. Trong nhiều năm qua, loại cây này đã gần như rơi vào trạng thái vô sinh.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu việc nhân giống cũng như bảo tồn loại cây này.
Trong hơn 41.000 loài được đánh giá là có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ thế giới, 10 loại dưới đây được WWF cho là đang bị đe dọa nhất. Đáng nói, trong danh sách này có 1 loại động vật đã tuyệt chủng ở Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
‘Choáng’ với những chiếc bút làm từ ‘sắt của trời’ hơn 4 tỷ năm tuổi, có giá cao ngất ngưởng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng