Việt Nam sở hữu loài chim bạc tình, lưu manh nhất thế giới: Ác từ trong trứng, miễn nhiễm với độc tố
Tìm ra vật thể bí ẩn đã "đè bẹp" Sao Hỏa / "Quái thú máy nghiền” 72,5 triệu tuổi là loài chưa từng biết
Giữa hàng ngàn loài chim, chỉ có duy nhất 1 loài được gọi là “chim quỷ”. Chúng khác biệt ở chỗ có đời sống nằm ngoài quy luật tự nhiên, đặc biệt nhẫn tâm và bạc tình.
Chim tu hú thay vì làm tổ, đẻ trứng rồi chăm con thì lại chọn cách đi “gửi trứng” nhờ người khác chăm con cho mình. Vào mùa sinh sản, chim tu hú mẹ sẽ đi tìm tổ chim chích, gửi trứng của mình vào đó. Đơn nhiên tu hú mẹ cũng kịp trộm 1 quả trứng chim chích đi để không bị phát hiện. Trứng của 2 loài này khá giống nhau nên cũng không bị nghi ngờ gì.
Chim tu hú.
Chim tu hú con thường sẽ nở sớm hơn chim chích. Ngay từ khi còn đỏ hỏn, chưa mở mắt, chúng đã cho thấy sự tàn bạo của mình qua việc đẩy những quả trứng chim chích còn lại rơi khỏi tổ. Tại sao lại vậy? Có thể đó là cách chim tu hú con độc chiếm nguồn thức ăn ít ỏi mà chim chích bố và mẹ mang về.
Tu hú tiếp tục sống trong tổ của chim chích đến khi lớn. 1 tháng tuổi nó đã to gấp đôi chim chích bố và mẹ. Một khi đã đủ lông, đủ cánh nó sẽ bỏ đi ngay lập tức mà không nuối tiếc gì. Thế nên dân gian Việt Nam mới có câu: “Nuôi con tu hú”, ý chỉ loại người gian xảo, tinh ranh, ăn cháo đá bát.
Nhưng tại sao tu hú mẹ lại đành lòng đưa con mình cho người khác nuôi? Theo giới khoa học, nguyên nhân lại không hề nhẫn tâm như nhiều người nghĩ. Tu hú mẹ thường ăn các loại sâu có độc tố. Vì chúng đã trưởng thành nên điều đó không có vấn đề gì, nhưng với tu hú con thì khác, nó sẽ khiến chúng gặp nguy hiểm đến tính mạng. Thế nên tu hú mẹ đành để loài khác nuôi con hộ mình.
Tu hú là loài có ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia… Chúng sống ở vùng đồng bằng và trung du. Tu hú đực có lông đen thẫm, mắt xanh, chân màu chì. Trong khi đó con cái thì lông có đốm sáng, thân hình bé hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Thông tin chiếc ly gần 900 tỷ đồng: Sản phẩm thời nhà Minh, kiệt tác của lịch sử gốm sứ Trung Quốc