Việt Nam sở hữu loài thú quý hiếm trong Sách đỏ: Bị đe dọa tuyệt chủng, hiền lành nhưng cực độc
CLIP: Đàn sư tử cái tóm gọn linh dương Impala trong vòng '1 nốt nhạc', thế nhưng 'kẻ thứ 3' tới cướp con mồi mới gây chú ý / CLIP: Phát hiện rắn hổ mang cực độc bị mắc lưới bắt cá, người phụ nữ dùng tay không giải cứu rồi nhận cái kết không ai ngờ
Người Việt Nam hầu như ai cũng biết hoặc từng nghe đến con cu li. Cách đây vài năm, nó còn được nuôi như thú cưng trong gia đình. Cu li có hai loài, cu li lớn tên khoa học là Nycticebus coucang, còn cu li nhỏ tên là Nycticebus pygmaeus. Loài này sống trong rừng xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Chúng chủ yếu ăn côn trùng, bọ cánh cứng, nhựa cây đóng cục.
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, cu li còn được gọi là cù lần, mắc cỡ. Dân gian cho rằng loài này thường hay xấu hổ khi có người đến gần, chúng thậm chí còn không dám ngẩng mặt lên vào ban ngày vì quá nhút nhát. Tuy nhiên, khoa học sau này thì giải thích, cu li như vậy là vì mắt chúng to, độ mở lớn nên nhìn vào ban đêm tốt hơn. Trước ánh sáng mặt trời, chúng có thể mù lòa nếu tiếp nhận cường độ ánh sáng lớn nên thường giấu mắt, cuộn vào trong cơ thể. Đa phần thời gian ban ngày cu li dùng để ngủ cũng vì thế.
Thoạt nhìn cu li nhỏ nhắn, hiền lành, dễ thương, cũng chỉ ăn những thứ vô hại. Nhưng thực tế loài này lại có chất động rất nguy hiểm. Theo nghiên cứu, cu li có nọc độc kết hợp giữa mồ hôi từ cánh tay với nước bọt. Loại độc này nguy hiểm với loài người, có thể khiến bất cứ ai tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Nọc độc chính là thứ vũ khí để cu li chống lại lũ ký sinh trùng, kẻ thù. Nó nằm giấy trong cánh tay trước của loài này, chỉ được tiết ra cùng mồ hôi. Thế nhưng, khi cu li liếm phải chất độc thì tuyến nước bọt của chúng cũng có độc. Vì vậy mà chỉ cần loài này cắn, nọc độc đã có thể lan truyền khắp cơ thể kẻ thù. Dấu hiệu trúng độc cu li là bị phù nề, nôn mửa, nặng hơn thì bị sốc phản vệ, thậm chí mất mạng.
Dù là loài có độc nhưng cu li vẫn bị săn bắt rất nhiều để làm thuốc, làm cảnh. Tại Việt Nam, chúng được đưa vào sách đỏ, nằm trong nhóm bị đe dọa tuyệt chủng ở mức sẽ nguy cấp (VU). Nước ta cấm nuôi nhốt, buôn bán loài này. Một số người vì để không bị nhiễm độc đã nhẫn tâm bẻ răng của cu li để chúng không cắn được. Giới khoa học lên án kịch liệt việc làm đó vì nó sẽ khiến cu li bị chảy máu, nhiễm trùng, dẫn đến không sống nổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ