Khám phá

Việt Nam từng phát hiện loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, cả nhân loại đang nỗ lực bảo vệ

Việc loài chim quý hiếm này xuất hiện tại Việt Nam đã khiến giới khoa học trong và ngoài nước “đứng ngồi không yên”. Nó hiện là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.

Mũi to liệu có liên quan đến khả năng sinh sản? Nhìn loại vật này là biết được sự thật! / Top động vật cổ xưa nhất Trái đất vẫn tồn tại: 2 loại rất phổ biến ở Việt Nam, bất ngờ trước cái tên lâu đời nhất

Việt Nam là vùng đất có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Nước ta từng phát hiện ra một loài chim quý hiếm: Chim mi LiangBiang (tên khoa học là Crocias Langbianis), còn được gọi là chim mi núi Bà. Loài này là chim đặc hữu của Việt Nam, thuộc dạng quý hiếm của thế giới, đang bị đe dọa toàn cầu.

chim-mi-nui-ba-1

Chim mi núi Bà

Năm 2009, trong chuyến nghiên cứu thực địa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra chim mi núi Bà ở 3 địa điểm mới là Đa Nhim, D’Ran và Đơn Dương (Lâm Đồng). Trước đó, loài chim này chỉ xuất hiện ở Khu Bảo tồn Lâm Viên, gồm thung lũng Tà Nùng và vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk). Nhiều năm đã trôi qua nhưng số lượng của chim mi núi Bà vẫn không tăng lên là bao. Đó là lý do chúng luôn nằm trong diện quý hiếm của thế giới.

chim-mi-nui-ba-2

Chim mi núi Bà thoạt nhìn rất giống loài mi đầu đen, song chúng có đuôi hơi nhọn, màu lông cũng khác. Một con chim mi núi Bà trưởng thành có kích thước trung bình, dưới cơ thể có lông phớt trắng, hai bên ngực và mỏ có vạch đen kéo dài, đỉnh đầu và gáy màu xám.

Chiếc đuôi là đặc điểm nổi bật của chim mi núi Bà. Đuôi của chúng có màu xám với mút đuôi trắng, lưng trên và dưới có lông màu hung đỏ xen các vạch đen.

chim-mi-nui-ba-3

Trong tự nhiên, chim mi núi Bà thường kiếm ăn vào buổi sáng, giữa những tán cây lá thấp, sinh cảnh rừng lá rộng xen lẫn lá kim. Chúng chủ yếu ăn sâu bọ, côn trùng nhỏ.

 

chim-mi-nui-ba-5

Chim mi núi Bà được liệt vào một trong những loại chim quý hiếm bậc nhất thế giới. Chúng hiện có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên vì mất đi môi trường sống. Việc chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn khiến chim mi núi Bà mất đi nơi cư ngụ. Điều này khiến giới khoa học thế giới vô cùng đau đầu. Hiện chim mi núi Bà đang rất được nỗ lực để bảo tồn và tăng số lượng trong tương lai.

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm