Virus ẩn nấp trong lõi băng, sống sót sau 15.000 năm
Vì sao con người lại nói mơ khi ngủ? / Giải mã “những vũ khí” mạnh nhất mà biến thể Delta sở hữu để áp đảo mọi biến thể khác
Các lõi băng này được thu thập từ năm 2015.
"Sông băng này hình thành dần dần, cùng với bụi và khí. Rất nhiều virus tích tụ trong lớp băng đó", Zhi-Ping Zhong, tác giả chính và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Địa cực thuộc Đại học Bang Ohio cho hay.

Nhiều loài virus niên đại 15.000 năm được tìm thấy trong hai mẫu băng lấy từ Cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc. Ảnh: NH.
Zhong cho biết các sông băng ở miền tây Trung Quốc chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và mục tiêu của ông và các đồng nghiệp là sử dụng thông tin này để tìm hiểu môi trường trong quá khứ.
"Virus là một phần của môi trường đó", Zhong cho hay.
Khi các nhà nghiên cứu phân tích lớp băng, họ tìm thấy mã di truyền của 33 loại virus. Trong số này 28 loại virus là mới, chưa từng được xác định trước đây và khoảng một nửa sống sót nhờ đóng băng.
Nhóm của Zhong không tin virus nguồn gốc từ động vật hay con người mà là thực vật.
"Đây là những loại virus có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt", Matthew Sullivan - đồng tác giả của nghiên cứu và là giám đốc Trung tâm Khoa học Vi sinh vật của bang Ohio cho biết.
Lonnie Thompson - tác giả chính của nghiên cứu khẳng định việc phát hiện ra virus trong các sông băng sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cách chúng ta ứng phó với biến đổi khí hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Cận cảnh pha săn mồi ngoạn mục của “ông vua đồng cỏ”
CLIP: Rắn đuôi chuông kịch độc bị hạ gục bởi "sát thủ" rắn lục trong cuộc chạm trán định mệnh
CLIP: Lỡ dại đi săn nhím, trăn boa quằn quại trong đau đớn vì bị lông kẻ thù đâm
CLIP: Linh miêu con tập săn mồi, bài học sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã
CLIP: Sư tử mẹ, lá chắn thép bảo vệ đàn con giữa đồng cỏ Châu Phi

Loài cá sa mạc hiếm nhất thế giới, sống sót ở ‘thung lũng chết’ 60.000 năm: Chỉ còn hơn 30 con