Võ sư huyền thoại giới võ lâm Việt Nam: Được mệnh danh ‘anh hùng xạ điêu’, có đệ tử bẻ gãy cổ hổ
CLIP: Lợn rừng vùng dậy chống lại hổ dữ và cái kết bất ngờ / CLIP: Bị truy sát, trâu rừng nổi điên húc thủng đùi sư tử nhưng cái kết mới gây chú ý
Nhắc đến giới võ lâm Việt Nam, không thể không kể tên cụ Cử Tốn (1861 – 1949), người được những bậc lão làng hiện tại tôn sùng. Cụ Cử Tốn có nhiều giai thoại, hệt như Hoàng Phi Hồng của Trung Quốc, tinh thần thượng võ của cụ luôn song hành với tinh thần ái , thương dân. Ông được xem là “Anh hùng xạ điêu” phiên bản Việt.
Cụ Cử Tốn tên thật là Nguyễn Đình Trọng, người vùng Tây Hồ (Hà Nội) hiện nay. Cụ sinh ra trong gia đình thuộc dòng họ võ tướng, sớm bộc lộ tài năng võ thuật từ nhỏ. 18 tuổi, cụ đã đỗ kì thi Hương (cử võ) sau đó giành luôn ngôi đầu kì thi Hội (phó bảng võ).
Cụ Cử Tốn.
Sở dĩ ông được ví như “Anh hùng xạ điêu” phiên bản Việt bởi trong 1 cuộc thi bắn cung do vua Tự Đức tổ chức, dù khi ấy còn trẻ và chưa có kinh nghiệm nhưng cụ Cử Tốn đã bắn liền lúc 9 mũi tên vào trúng hồng tâm. Khả năng bắn cung chuẩn xác và cực nhanh của cụ Cử Tốn đã khiến tất cả, trong đó có vua Tự Đức phải nể phục. Sau đó, vua liền phong cho ông danh hiệu Xạ năng quán quốc.
Sau này, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cụ Cử Tốn lúc đó không còn làm quan mà đã lui về, mở lò võ từ lâu. Một lần, ông quyết định cùng các học trò đánh chiếm lương thực đang trên đường vận chuyển. Trong quá trình đánh nhau ác liệt, cụ Cử Tốn dính thương nặng ở chân rồi sau đó bị thọt. Thực dân Pháp sau quá trình điều tra, đã nghi ngờ lò võ của cụ Cử Tốn là những người ra tay cướp lương thảo. Nhưng do không có chứng cứ, đây lại là nơi hội tụ những nhân vật kỳ tài, quân Pháp coi lò võ của cụ chẳng khác nào cái gai trong mắt. Chúng tìm cách triệt hạ để Hà Nội không còn ‘vườn ươm mầm hoạ’…
Chúng dựng võ đài náo loạn khắp Đông Dương, chúng bày ra âm mưu vô cùng thâm độc và treo thưởng ai đánh hạ được thầy trò Cử Tốn thì sẽ được trọng thưởng Bắc Đẩu bội tinh và được trọng đãi hậu hĩnh sau này.
Trước âm mưu này của thực dân Pháp, cụ Cử Tốn đã nghĩ ra 1 kế sách vẹn toàn. Theo đó, để thạo thanh thế trước bọn thực dân, cụ đã cho các môn sinh của mình diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” ngay trước mặt quần chúng. Ngày ấy, ở sở thú Hà Nôi (ngày nay) có con hổ cụt đuôi rất hung dữ. Con hổ to lớn, hễ thấy người là lồng lên, bổ nhào lên chuồng thép như muốn ăn tươi nuốt sống. Cụ Tối đã cử đệ tử của mình là võ sư Mùi Đen lên đài. Tại hôm đăng đài, trước mặt của quần chúng và đám sĩ quan Pháp, võ sư Mùi Đen “quần thảo” với con hổ vô cùng ác liệt, sau 1 giờ võ sư Mùi Đen đã khiến con cọp đực cụt đuôi gãy cổ bằng 1 đòn chí mạng. Không chỉ “xử” con cọp đực, ông còn bẻ gãy 4 chân của 1 con cọp cái khác khiến quần hùng không ngớt vỗ tay tán thưởng, còn đám thực dân Pháp thì được phen muối mặt, chuồn thẳng. Có người còn gọi võ sư Mùi Đen là “sư phụ của Võ Tòng” vì cùng lúc khiến 2 con hổ đau đớn.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, Cụ Cử Tốn cũng là một người có tinh thần thượng võ và lòng yêu nước thương dân. Ông thường dùng võ thuật để bảo vệ dân lành, chống lại áp bức của thực dân Pháp. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cụ Cử Tốn đã tham gia dạy võ cho quân dân ta. Ông cũng là người đã truyền dạy võ thuật cho nhiều thế hệ võ sư, trong đó có võ sư Nguyễn Văn Nhân, người sáng lập ra môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện đại.
Cụ Cử Tốn mất năm 1949, hưởng thọ 88 tuổi. Ông được người đời tôn vinh là huyền thoại võ lâm Bắc Kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ