Khám phá

Võ Tắc Thiên thoái vị cả triều đình vui mừng, chỉ 1 người khóc thương, cũng là kẻ duy nhất sống sót sau này

Võ Tắc Thiên thoái vị cả triều đình vui mừng, chỉ 1 người khóc thương, cũng là kẻ duy nhất sống sót trong biến cố sau này.

Thân thế người phát minh ra tờ tiền giấy đầu tiên trên thế giới: là quan thanh liêm, có tài phá án / Con người đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất bằng cách nào và ai là tổ tiên của loài người?

Việc Võ Tắc Thiên thoái vị được xem là tin vui với bá quan văn võ trong triều ngày đó. Trong lúc ai cũng vui mừng, lại có một người khóc thương bà.

Võ Tắc Thiên (624 – 705) là một trong những người phụ nữ quyền lực, có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà là phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Không những vậy, Võ hậu còn trở thành nữ hoàng đế duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.

vo-tac-thien-5

Ảnh minh họa.

Cuộc đời của Võ Tắc Thiên đến nay vẫn gây tranh cãi giữa công và tội. Dưới thời Võ Chu, người dân trong nước có cuộc sống ấm no, an cư lạc nghiệp. Bà cũng là người biết trọng người tài, thưởng phạt nghiêm minh. Nhưng đời tư của Võ Tắc Thiên bị cho là có nhiều bê bối khó nói, đặc biệt là vấn đề tình ái.

Những năm cuối đời, Võ Tắc Thiên trọng dụng hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Họ được Võ hậu vô cùng sủng ái nên tác oai tác quái, can thiệp vào triều chính. Các quan đại thần vô cùng bất mãn với chuyện này nên cấu kết với nhau phát động binh biến, đòi lại giang sơn cho hoàng tộc nhà Lý.

vo-tac-thien-3

Mùa xuân năm 705, Trương Giản Chi – tể tướng đương triều cùng các đại thần làm nên chính biến Thần Long, ép Võ Tắc Thiên thoái vị, đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai.

Sự kiện này được nhiều bá quan văn võ ủng hộ, khiến họ vui mừng. Thế nhưng lại có một vị quan tỏ vẻ buồn bã, thậm chí khóc lóc thảm thương sau khi Võ hậu thoái vị. Ông chính là Diêu Sùng (650 – 721). Điều đáng nói, Diêu Sùng cũng tham gia vào cuộc binh biến.

 

Chuyện kể rằng sau khi Đường Trung Tông lên ngôi, Võ Tắc Thiên được tôn làm Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế, dời đến cung Thương Dương. Một lần, Trung Tông cùng các quan đến chúc thọ Võ Thái hậu. Tại đây, Diêu Sùng bất ngờ bật khóc. Trương Giản Chi lấy làm lạ, bèn hỏi nguyên do.

vo-tac-thien-2

Diêu Sùng giải thích, mình trước phụng sự Võ Tắc Thiên, nay theo Trương Giản Chi và các quan đại thần để trừng phạt nghịch tặc là hai anh em họ Trương là vì nghĩa. Nhưng nhìn Võ hậu bị dời đi, ông không khỏi chạnh lòng, nhìn thấy chủ cũ mà than khóc cũng là nghĩa vụ của thần tử. Diêu Sùng cho biết dù có bị kết tội ông cũng cam tâm tình nguyện.

Nghe xong Trương Giản Chi tỏ vẻ không vui, liền giáng Diêu Sùng từ chức Lương huyện hầu xuống là Thứ sử Bạc Châu.

Cuối năm 705, Võ Tắc Thiên qua đời. Đến năm 706, lại có một biến cố lớn xảy ra trong triều đình. Trương Giản Chi cùng các quan đại thần như Thôi Huyền Vĩ, Hoàn Ngạn Phạm, Viên Thứ Kỉ, Kính Huy bị Vi hoàng hậu gièm pha và đẩy ra miền xa. Không lâu sau, cả 5 vị quan này đều bị Vi hậu và Võ Tam Tư (cháu Võ Tắc Thiên) sai người giết hại.

 

vo-tac-thien-1

Diêu Sùng vì có bất hòa với đám quan này, cũng là người duy nhất bật khóc vì Võ hậu mà bình an vô sự. Không chỉ vậy, Diêu Sùng còn thăng quan tiến chức dưới sự trị vì của các vị hoàng đế sau này.

Người đời sau suy ngẫm lại, nhận ra Diêu Sùng dù dưới thời vua nào cũng có chung một mục đích là phục vụ bách tính, giúp người dân Đại Đường có được sự ổn định, thịnh vượng. Diêu Sùng năm xưa khóc thương Võ Tắc Thiên cũng vì hiểu vị nữ hoàng đế này có tài xuất chúng, trong thời gian trị vì đã giúp dân có cuộc sống ấm no.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm