Khám phá

Với hàng nghìn năm lịch sử, tại sao Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 dòng tộc hoàng gia cai trị?

1700 năm với 125 Thiên hoàng – 1 gia tộc, 1 dòng máu, Nhật Bản được thế giới công nhận là quốc gia có nền quân chủ giữ uy thế lâu nhất.

Hiện tượng 'vua chuột': Điềm xấu cảnh báo về một đại dịch sắp xuất hiện? / "Hé lộ" kỹ xảo tuyệt đỉnh của cung tần mỹ nữ trong chuyện "phòng the" cùng vua chúa

Bắt đầu từ ngày 11/2/660 TCN, thời đại Thiên Hoàng Jimmu (Thần Vũ) cho đến đương kim Thiên hoàng Akihito (Minh Nhân). Nhật Bản luôn theo chế độ Thiên hoàng, và các thế hệ Thiên hoàng đều cùng huyết thống trong một gia đình. Lý do là gì?

1. Thần quyền của hoàng đế và hệ tư tưởng tôn giáo ăn sâu

Thiên hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản là "Thiên hoàng Jimmu Kamuyamato Iwarebiko", tương truyền rằng ông là hậu duệ trực tiếp của nữ thần Mặt trời Amaterasu. Dưới sự dẫn dắt của chim thần, ông đã thống nhất Nhật Bản và thành lập Vương quốc Yamato.

Với hàng nghìn năm lịch sử, tại sao Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 dòng tộc hoàng gia cai trị? - Ảnh 1.

Thiên hoàng Jimmu là vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản. Hình ảnh: Wikipedia

Nhiều nghiên cứu của Trung Quốc lại cho rằng Thiên hoàng Jimmu chính là Từ Phúc - người đã mang theo 3000 đồng nam đồng nữ để đi tìm thuốc trường sinh bất tử cho Tần Thủy Hoàng, song điều này chưa được chứng minh.

Tôn giáo bản địa của Nhật Bản luôn nhấn mạnh quyền lực của Thiên hoàng từ thời cổ đại, thần lực và sức mạnh hoàng gia đã được kết hợp một cách hài hòa, và về mặt tinh thần đã tạo nên niềm tin rằng "Thiên hoàng là một vị thần chứ không phải là một con người".

Thiên hoàng là một vị thần, Nhật Bản là vương quốc của thần, loại tôn giáo này đã dần dần trở thành lòng tự tôn dân tộc.

2. Thiên hoàng đế coi trọng thuần huyết

Vào thời cổ đại, để duy trì sự thuần khiết của dòng dõi hoàng đế, hoàng gia Nhật Bản thường tuyệt đối không cho phép kết hôn với thường dân, đảm bảo duy trì quyền lực.

Với hàng nghìn năm lịch sử, tại sao Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 dòng tộc hoàng gia cai trị? - Ảnh 3.

Buổi thượng triều của hoàng gia Nhật Bản cổ đại. Hình ảnh: lsbkw

 

Người ta truyền tai nhau rằng hoàng cung còn không cho phép sử dụng máu của dân thường trong những tình huống khẩn cấp. Thay vào đó, hoàng đế sẽ rút một phần máu của mình và lưu trữ trong trường hợp cần sử dụng máu để phẫu thuật hoặc điều trị bệnh tật cho người trong hoàng thất.

3. Hoàng gia không nắm thực quyền

Thiên hoàng Nhật Bản đã lâu không có thực quyền, đến những năm 1300, hoàng đế nhu nhược, bất tài, Nhật Bản bước vào thời đại độc tài của các quan đại thần. Có khoảng 700 năm trong lịch sử, Thiên hoàng không ngó lơ gì đến quốc gia đại sự mà chỉ được tôn thờ như một "vị thần".

Những tướng quân cũng không có ý định cướp ngôi vì họ không cần hoàng vị, chỉ cần quyền lực. Nếu tranh giành ngai vàng cũng dễ mất đi sự ủng hộ của dân chúng nên không ai "dại dột" cướp ngôi.

Sau đó, trong một thời gian ngắn, Thiên hoàng lấy lại quyền cai trị và quyền lực kiểm soát của mình (vị tướng thứ mười lăm của nhà Tokugawa nắm quyền điều hành Nhật Bản lúc bấy giờ, Tokugawa Keiki, đã tự nguyện trao trả quyền quản lý), sự kiện được gọi là "Taisei hokan" trong lịch sử Nhật Bản.

Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia chiến thắng do Mỹ đứng đầu đã trực tiếp tước đoạt quyền cai trị đất nước của Hoàng đế Showa, một lần nữa Thiên hoàng trở thành biểu tượng của đất nước không có quyền quản lý đất nước, tình trạng này vẫn tiếp diễn đến thời điểm hiện tại.

 

Với hàng nghìn năm lịch sử, tại sao Nhật Bản chỉ có duy nhất 1 dòng tộc hoàng gia cai trị? - Ảnh 5.

"Hiến pháp Nhật Bản" được ban hành năm 1946 khẳng định thiên hoàng không còn quyền cai trị đất nước,. Hình ảnh: lsbkw

Năm 1946, "Hiến pháp Nhật Bản" được ban hành, thiên hoàng không còn quyền cai trị đất nước, hoàn toàn được gọi là "biểu tượng của đất nước và là biểu tượng của sự đoàn kết của nhân dân Nhật Bản", là thống nhất tinh thần và tư duy của người Nhật.

Chính vì vậy, dù Nhật Bản không "thay triều đổi đại" như các quốc gia khác nhưng việc thay đổi người nắm giữ thực quyền lại rất phổ biến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm