Khám phá

Voi ma mút từ 10.000 năm trước sẽ sống lại?

Một con voi ma mút được tìm thấy ở vùng đất băng giá Siberia cách đây 10.000 năm có thể sẽ được "về nhà" sau khi các nhà khoa học Nga ký một thỏa thuận đặc biệt với Hàn Quốc để nhân bản vô tính loài động vật thời tiền sử này.

Voi ma mút xuất hiện tại Bắc Mỹ 10.000 năm trước / Phát hiện nghĩa địa voi ma mút khổng lồ ở công trường Mexico

Sao bao lâu nữa thế giới lại có voi ma mút?

"Chúng tôi dự định thực hiện nhân bản vô tính tế bào bằng các cấy các gen của voi ma mút sống cách đấy hàng nghìn năm vào trứng của một con voi cái hiện đại" - Yakutsk, phát ngôn viên của Học việc Sinh học Ứng dụng tại Siberia, cho biết.

"Trứng này sau đó sẽ được đặt vào trong tử cung của con voi cái. Voi cái sẽ mang thai trong suốt 22 tháng trước khi sinh ra một con voi ma mút con" - ông Yakutsk nói.

Con voi ma mút nguyên mẫu khi sống khoảng 10 tuổi được tìm thấy ở duyên hải Laptev vào cuối năm ngoái. Con voi này được cho là đã chết cách đây 10.000 năm.

Trong gia đình nhà voi, loại voi ma mút đã tuyệt chủng từ lâu.

Vasily Vasiliev - phó Hiệu trưởng của Đại học Liên bang Đông Bắc của Cộng hòa Sakha đã đi đầu trong việc ký hợp đồng với ông Hwang Woo-Suk của Hàn Quốc.

 

Hwang Woo-Suk là lãnh đạo của Quỹ Nghiên cứu Công nghệ sinh học Sooam. Ông được coi là "nhà khoa học hàng đầu" tại Hàn Quốc cho tới khi các nghiên cứu của ông trên phôi thai người bị cho là giả mạo vào năm 2006.

Hwang là người đã tạo nên chú chó nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới vào năm 2005. Vào tháng 10 năm ngoái, ông tuyên bố đã có chó sói đồng cỏ (Bắc Mỹ) vô tính đầu tiên trên thế giới.

Các nhà khoa học Nga đã làm việc với Đại học Kinki của Nhật Bản về các sinh vật tuyệt chủng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm