Voi nỗ lực cứu tê giác khỏi bầy sư tử háu đói và cái kết gây bất ngờ
Clip: Linh dương đầu bò liều mình quyết chiến báo hoa mai giải cứu con nhỏ / Hà mã bất ngờ biến thành 'người hùng', cứu linh dương khỏi nanh vuốt của bầy chó hoang
Ảnh cắt từ clip.
Sự việc xảy ra tại Công viên Quốc gia Etosha (Namibia), được khách du lịch ghi lại bằng camera điện thoại, cho thấy khoảnh khắc một con tê giác bị mắc kẹt dưới vũng lầy.
Nó bị bầy sử tử bao vây mà chẳng hề có khả năng chống cự. Tưởng như đã không còn lối thoát, tê giác bất ngờ gặp "quý nhân phù trợ".
Từ phía xa, một bầy voi xuất hiện. Quan sát thấy tê giác là mục tiêu tấn công của sư tử, chúng lập tức tiến tới, khiến những kẻ săn mồi vội vàng tháo chạy.
Hành động tiếp theo của một con voi còn khiến người xem bất ngờ hơn nữa, khi nó cố gắng bước tới vũng lầy và đẩy con tê giác đang bị mắc kẹt.
Thế nhưng, dù voi đã xoay xở đủ mọi cách, tê giác vẫn không thể thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo.
Hố nước này có vẻ khá sâu, và lớp bùn dày dưới đáy vẫn níu chặt lấy chân của con tê giác.
Sau nhiều giờ cố gắng, con voi biết rằng nó không thể giúp đỡ "người bạn" của mình, nên đành bỏ cuộc, và rời đi.
Bầy sư tử chỉ đợi có thể, ngay lập tức quay lại, và tiếp tục thưởng thức "bữa tiệc" của mình.
Tê giác Sumatra đang ở tình trạng nguy cấp và có khả năng tuyệt chủng (Ảnh: WWF).
Tê giác là loài động vật ăn cỏ lớn thứ 2 trên cạn, chỉ sau voi.
Một con tê giác đen trưởng thành có thể cao từ 1,5m tính từ vai và dài khoảng 3 - 3,65m. Cá thể đực có thể đạt cân nặng lên đến 1360 kg, trong khi con cái nhỏ và nhẹ hơn rõ rệt.
Bên cạnh kích thước đồ sộ chúng còn sở hữu lớp da siêu dày, được ví như một cỗ xe tăng sống.
Vũ khí của chúng là cặp sừng ở chóp mũi, sừng phía trước lớn hơn và dài tới 71cm. Khi tấn công, tê giác thường chúc đầu lao tới, sau đó dùng cặp sừng để đẩy đối phương lùi lại, hoặc húc tung lên trời.
Dẫu vậy, tê giác lại rất kém khi xoay xở ở không gian hẹp. Đặc biệt là khi trọng lượng rất lớn của chúng trở thành "gánh nặng" như trong đoạn clip trên.
Tê giác có tính tình khá ôn hòa, và ít khi chủ động lao vào tấn công các loài vật khác. Thay vào đó, chúng thường sẽ bỏ chạy khỏi các cuộc xung đột hơn là đối mặt với chúng.
Dẫu vậy, do tình trạng thu hẹp môi trường sống và biến đổi khí hậu, tê giác đang mất dần chỗ đứng trong tự nhiên vì sự khó thích nghi với các vùng khí hậu mới.
- Video: Voi nỗ lực cứu tê giác khỏi bầy sư tử háu đói và cái kết gây bất ngờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này