Khám phá

Vụ đánh cắp tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử CIA

Điệp viên mắc chứng khó đọc Brian Regan (45 tuổi) xuất thân từ gia đình công chức nghèo trở thành kẻ cắp "ngoại hạng".

Đàn hà mã của trùm ma tuý Escobar có thể phục hồi hệ sinh thái cổ đại / Vệt sáng kỳ lạ trên bầu trời nước Mỹ gây xôn xao

Đầu tháng 11/2016, NXB New American Library của Mỹ chính thức phát hành ấn phẩm Spy Who Couldn’t Spell: A Dyslexic Traitor, an Unbreakable Code, and the FBI’s Hunt for America’s Stolen Secrets (tạm dịch Cựu điệp viên mắc chứng khó đọc: Kẻ phản bội, kẻ mã hoá khó giải và những bí mật quốc gia bị đánh cắp), nói về vụ trộm cắp tài liệu quốc gia tuyệt mật "xưa nay hiếm" diễn ra trong lịch sử nước Mỹ.

Ảnh minh họa.

Điệp viên không biết đọc trở thành kẻ cắp "ngoại hạng"

Đó là điệp viên Brian Regan, 45 tuổi, xuất thân từ gia đình công chức nghèo. Ngay từ khi chào đời Brian Regan đã mắc phải căn bệnh bẩm sinh hiếm gặp, y học gọi là chứng khó đọc (dyslexia).

Đây là căn bệnh do khiếm khuyết trong liên kết thần kinh não, không ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ hay trí thông minh.

Những người mắc bệnh khi còn trẻ thường có dấu hiệu không có khả năng viết và tính toán con số. Cũng vì căn bệnh này mà khi đi học Regan luôn cảm thấy cơ cực, kèm theo tự ti, đặc biệt, nó ngáng chân Regan học tiếp lên cao hơn.

Trưởng thành, nhờ dáng người cao to, Regan đã được tuyển chọn vào không quân. Từ đây, Regan tự nhủ sẽ tự hoàn thiện bản thân, học hỏi để tiến bộ bằng anh bằng em. Năm 1999, Regan đã được điều động về làm việc trong Cơ quan trinh sát Quốc gia (NRO).

 

Vu danh cap tai lieu mat lon nhat trong lich su CIA
Brian Regan, từ điệp viên mắc chức khó đọc trở thành kẻ phản bội tổ quốc.

Sau khi phục vụ trong Không quân, Brian Regan lại bị điều động sang đồn trú tại châu Âu, nên Regan đã quyết định viết đơn xin ở lại, do nguyện vọng bị từ chối nên ngày 31/8/2000 Regan đã quyết định rời khỏi quân ngũ, nghỉ hưu non ở tuổi 37.

Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù mắc chứng khó đọc nhưng Brian Regan lại là một con người thông minh.

Trước khi nghỉ hưu đang phải đối mặt với nhiều sức ép, gia đình khó khăn, nên càng đến ngày nghỉ hưu tinh thần Regan càng trở nên bấn loạn. Và cái gì đến sẽ đến, một ý nghĩ loé lên trong đầu, ngay tức thì Regan xem đây là "ánh sáng cuối đường hầm", khai thác kho tài liệu mật của cơ quan để bán cho nước ngoài.

Bấn loạn vì khoản tiền nợ sắp đến kỳ phải trả, ước tới gần hai chục nghìn $, Brian Regan đã vắt óc suy nghĩ cách kiếm tiền, bất chấp nguy hiểm, có lúc tự nhủ, muốn giàu phải phạm luật. Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề dạy cho Regan bài học cần phải mạo hiểm.

Chưa hết, Regan từng có "kinh nghiệm" trộm vặt, khai gian dối khi nhập ngũ... nhưng chưa bao giờ phải đối mặt với tù tội. Giờ đây, nếu trộm tài liệu trót lọt sẽ mang lại cho Regan một khoản tiền kếch xù, trả được nợ, lo cho 4 đứa con ăn học, thực hiện lời hứa cho vợ đi du lịch nước ngoài....

 

Hành trình đánh cắp tài liệu của Brian Regan diễn ra như thế nào?

Nhờ công việc được giao tại NRO, là hỗ trợ các hoạt động online cho bộ phận Intelink (mạng nội bộ), Regan có điều kiện tiếp cận với nhiều tài liệu mật mà Mỹ đã phải tốn tới hàng tỉ USD mới thu thập được.

Intelink là cổng vào kho dữ liệu khổng lồ có thể mang lại những khoản tiền lớn, nhưng việc khai thác lại không phải phận sự của Regan, nhưng nhờ đó Regan có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và lấy trộm.

Theo tờ The Gardian, mặc dù là điệp viên nhưng Regan chưa biết nhiều về nghề gián điệp, đổi lại nhờ trí lanh lợi vốn có nên tự mình, Regan đã tra cứu Internet biết được nhiều điều mà các điệp viên trong lịch đã làm, đặc biệt là đánh cắp tài liệu mật và chuyển cho nước ngoài, kể cả những phi vụ thành công lẫn thất bại.

Ngoài ra, Brian Regan còn được tham gia khóa tập huấn về phản gián do cựu điệp viên CIA và FBI giảng. Regan còn đi sâu tìm hiểu những sai lầm mà những kẻ phản bội đi trước mắc phải.

 

Brian Regan đã lên kế hoạch tỷ mỉ, đặc biệt là cách mã hoá các thông tin đánh cắp được.

Vu danh cap tai lieu mat lon nhat trong lich su CIA
Ảnh camera ghi lại cảnh Brian Regan sao chép tài liệu mật tại nơi làm việc.

Bắt đầu từ mùa thu 1999, Regan đã truy cập và lấy được hàng trăm trang tài mật từ Intelink liên quan đến Libya, Irắc, khả năng của vũ khí Mỹ, tài liệu về chiến tranh vũ khí sinh học.... Regan dùng chính máy in của cơ quan để tạo ra hàng trăm trang thông tin mật từ Intelink.

Khác với những người bị mua chuộc hay ép buộc, Regan không có mối làm ăn với tình báo nước ngoài nên Regan đã tự thiết kế cách tiếp thị để bán thông tin vừa lấy được.

Mục tiêu bán tài liệu là các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, tuy nhiên để bán được thì phải phân loại, như các thông tin có giá trị đối với chính quyền của Tổng thống Iraq Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi của Libya.

Ngoài ra, Regan còn thu thập được cả những thông tin và năng lực quân sự của các quốc gia trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi, như Israel, với hy vọng các quốc gia này sẽ quan tâm mua thông tin của mình.

 

(Còn tiếp)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm