Vũ khí bí mật của Hitler: Dùng máy bay thả muỗi truyền bệnh sốt rét
Các hồ sơ được tìm thấy gần đây cho thấy, Đức quốc xã từng có kế hoạch thả muỗi Anopheles từ máy bay, theo National Geographic. Loài muỗi này lan truyền bệnh sốt rét.
Theo phim tài liệu “Sốt rét – Vũ khí bí mật của Hitler” (năm 2017) của đạo diễn Lucio Mollica, năm 1944, các nhà dịch tễ học khoa học Đức quốc xã đã thí nghiệm thả muỗi ở miền trung nước Ý nhằm chặn bước tiến của quân đồng minh và trừng phạt dân thường. Hơn 50.000 bị mắc bệnh sốt rét, nhưng trường hợp sử dụng vũ khí sinh học duy nhất trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai này vẫn còn là điều bí ẩn.
Từ xưa, người ta đã biết đến cách phát tán vi sinh vật mang mầm bệnh và chất độc tự nhiên vào khu vực đối phương. Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai cả phe đồng minh và Nhật Bản thực hiện các chương trình nghiên cứu, sản xuất vi khuẩn dùng làm vũ khí sinh học.
Nghiên cứu các tài liệu mới phát hiện ở trại tập trung Dachau (trại tập trung đầu tiên Đức quốc xã lập ra trên lãnh thổ Đức, cách thành phố Munich khoảng 16 km), nhà sinh vật học Klaus Reinhardt công tác tại Đại học Tubingen của Đức cho rằng, Đức quốc xã cũng có một chương trình nghiên cứu sinh học tấn công.
Dù trùm phát xít Adolf Hitler ra sắc lệnh cấm vũ khí sinh học trong chiến tranh, các chuyên gia tranh cãi nhiều thập kỷ qua về sự tồn tại của chương trình vũ khí sinh học bí mật của Đức quốc xã.
Reinhardt cho rằng, Đức quốc xã nghiên cứu chiến tranh sinh học dưới vỏ bọc một viện nghiên cứu côn trùng học ở trại tập trung và viện này do nhà nghiên cứu côn trùng Eduard May lãnh đạo. Ông này chết năm 1956.
Reinhardt dẫn các tài liệu lưu trữ của Đức do ông May viết, trong đó ông May gọi một loài muỗi lan truyền bệnh sốt rét là “phù hợp thực tế nhất” với kế hoạch thả từ trên không. Viện nghiên cứu đã thử nghiệm xem loài muỗi Anopheles maculipennis sống được bao lâu trong máy bay và kết quả là chúng sống dai hơn các loại muỗi khác trong điều kiện thiếu thức ăn.
Kế hoạch thả muỗi không có nhiều thông tin chi tiết ngoài mấy cụm từ như “trạm nuôi”, “địa điểm thả từ trên không”. “Thiết bị mà ông May có ở thời điểm đó cũng thực sự thiếu và yếu”, nhà nghiên cứu Reinhardt nhận định.
Loài muỗi lan truyền bệnh sốt rét cũng khó mà sống sót ở Đức vì nước này có mùa đông lạnh và thiếu các đầm lầy ấm.
Nhà khoa học Gregory Koblentz công tác ở Đại học George Mason (Mỹ) cho rằng, rất khó để xác định nghiên cứu về muỗi và bệnh sốt rét của ông May mang tính tự vệ hay tấn công, mà nếu mang tính tấn công thì cũng chỉ ở giai đoạn rất sơ khai.
Hầu hết các nhà sử học kết luận rằng, viện nghiên cứu ở Dachau (được thành lập theo lệnh của trùm SS Heinrich Himmler năm 1942) về bản chất là mang tính phòng thủ. Hitler đã ra sắc lệnh cấm phát triển vũ khí sinh học.
Vì sao Đức quốc xã lập viện côn trùng học?
Theo Reinhardt, Đức quốc xã cần viện côn trùng học vì các thành viên SS và tù nhân ở trại tập trung Dachau đều bị chấy rận. Tại Dachau, SS sử dụng tù nhân làm lao động nô lệ cho các công ty vũ khí và hóa chất nên cần họ sống sót, không chết vì các bệnh lây qua chấy rận, chuột.
Năm 1942, Viện trưởng May đề xuất nghiên cứu chấy rận, muỗi Anopheles và ruồi nhà, nhằm tìm cách tiêu diệt các loại côn trùng gây bệnh.
“Tuy nhiên, một số nghiên cứu rõ ràng liên quan chiến tranh’, nhà nghiên cứu Reinhardt kết luận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm