Vụ ngoại tình chấn động sử Việt: Nam chính là võ tướng lắm tài nhiều tật, nghe thân thế nữ chính mới choáng váng
Loạt họ hiếm ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc: Người mang họ này tìm mỏi mắt mới thấy 1 người! / 1 họ Việt Nam lọt top những họ phổ biến nhất thế giới: 10 người sẽ có 4 người mang họ này!
Ngày nay, hậu thế vẫn tranh cãi không ngừng về mối tình ngang trái này. Có người cảm thương, tiếc cho cho họ, nhưng cũng không ít người nhận xét việc họ làm là sai trái, không thể chấp nhận được dù ở thời đại nào.
Thời nhà Trần có một nàng công chúa nổi tiếng xinh đẹp là Thiên Thụy. Tên thật của nàng là Trần Quỳnh Trân, con gái vua Trần Thánh Tông và cung phi Vũ Thị Ngọc Lan, chị gái vua Trần Nhân Tông. Thiên Thụy được vua cha hết mực thương yêu vì vừa tài giỏi, lại nết na, dịu dàng.
Lúc bấy giờ nhà Trần có rất nhiều nhân tài. Một trong những cái tên nổi trội là Trần Khánh Dư. Sau khi đánh bại được một cánh quân Nguyên (năm 1257), Trần Khánh Dư được vua nhận làm con nuôi, phong làm Phiêu kỵ Đại tướng quân. Lúc bấy giờ nếu không phải hoàng tử thì sẽ không được phong chức danh này.
Sau khi làm vương gia, Trần Khánh Dư thường xuyên ra vào cung cấm. Từ đó vị tướng trẻ có cơ hội gặp gỡ công chúa Thiên Thụy nhiều lần. Chẳng hiểu từ bao giờ hai người nảy sinh tình cảm. Đáng tiếc, họ lại không đến được với nhau vì Thiên Thụy được vua ban hôn với Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn (con trai của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn).
Đáng nói, dù đã về làm dâu trong phủ Hưng Vũ vương, Thiên Thụy vẫn không thể quên tình cũ. Họ nhiều lần lén lút gặp mặt và cuối cùng bị bắt quả tang. Sự việc này khiến Hưng Đạo Vương vô cùng tức giận.
Bấy giờ Hưng Đạo Vương là đại thần, rường cột của quốc gia, tiếng nói của ông rất lớn. Để xoa dịu cơn giận của ông, vua Trần Nhân Tông vừa lên ngôi đã phải ra lệnh đánh chết Trần Khánh Dư. Dù không hề muốn nhưng vụ ngoại tình của Trần Khánh Dư và Thiên Thụy khi đó quả thực không thể chấp nhận nổi.
Dù vậy vua Trần Nhân Tông vẫn rất tiếc người tài nên ngầm ra lệnh không được đánh chết Trần Khánh Dư mà thả về quê. Vị tướng lắm tài nhiều tật sau đó trở lại Chí Linh đi bán than dạo. Trong khi đó, vua cũng thương tiếc chị gái nên không xử tội công chúa Thiên Thụy. Tuy nhiên nàng cũng phải trả giá đắt, bị trả về cung riêng, coi như bị chồng hưu (ly hôn).
Năm 1282, quân Nguyên lại muốn thôn tính nước ta. Vua Trần đã mở Hội nghị Bình Than, bàn kế hoạch đánh giặc. Bấy giờ vua vô tình gặp Trần Khánh Dư chở than đi lướt qua mình nên sai người đuổi theo. Trần Khánh Dư sau đó được đưa trở lại triều, phong làm Phó đô tướng quân chỉ huy một cánh quân đánh giặc.
Trần Khánh Dư và Thiên Thụy sau đó lại vô tình gặp mặt và “nối lại tình xưa”. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” có chép về sự việc này như sau: “Rốt cuộc Khánh Dư cũng không sửa được lỗi lầm cũ”.
Đền Mõ, nơi thờ Thiên Thụy Công chúa. Ảnh: Internet
Để giữ bộ mặt cho hoàng gia, cuối cùng vua Trần Nhân Tông đành phải ra lệnh buộc chị gái mình xuất gia. Năm 1294, công chúa Thiên Thụy lập am tu hành tại Văn Úc.
Nhưng cuộc đời của Thiên Thụy vốn sinh ra đã không thể tự mình quyết định. Bởi cũng ngay trong năm 1294, bà lại được triều đình gọi về, tính ban hôn cho phía nhà Nguyên để trì hoãn cuộc xâm lược. Nàng công chúa phản đối kịch liệt khiến vua Trần Nhân Tông đành để bà về am. Mối tình của Thiên Thụy và Trần Khánh Dư từ đó cũng trôi vào dĩ vãng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quốc gia duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ ra nước ngoài vì quá xinh đẹp
Trước khi chết, tại sao con chó lẻn trốn chủ bỏ nhà đi? Sự thật không đơn giản, sự khôn ngoan cuối cùng của động vật
Nếu con người ngủ trên mặt trăng trong 24 giờ thì trên Trái đất sẽ mất bao nhiêu năm? Câu trả lời của các nhà khoa học thật bất ngờ
Bị Địch Nhân Kiệt khuyên từ bỏ sắc dục, Võ Tắc Thiên lập tức cho xem 2 bộ phận cơ thể, vị tể tướng liền câm nín
Công chúa Ba Tư đẹp như thế nào? 145 người cầu hôn, 13 chàng trai tự tử vì nàng, diện mạo thật bị vạch trần gây sốc
Bí ẩn cuộc đời mưu sĩ đáng sợ nhất Tam Quốc khiến Tào Tháo e sợ không dám xưng đế, Gia Cát Lượng còn thua vài bậc