Vụ trộm báu vật 24 kg vàng giữa Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành - Điểm du lịch rùng rợn với đủ các truyền thuyết về ma ám / Vụ bê bối chấn động bị che giấu sau cánh cửa Tử Cấm Thành của Từ Hy Thái hậu
"Thần biết, quỷ biết..."
Đêm hôm đó, đầu tiên Tôn Quốc Phạm trốn trong con hẻm tối phía sau nhà vệ sinh bên ngoài bức tường của bảo tàng. Sau khi trời tối và vắng người, hắn trèo lên giàn giáo leo lên bức tường vào trong sân bảo tàng, chui vào Điện Dưỡng Sinh đập vỡ kính tủ trưng bày lấy đĩa vàng, bát vàng cho vào ba lô, sau đó hắn cạy chiếc tủ trưng bày khác lấy hai ấn vàng rồi theo đường cũ trở ra.
Khi trèo lên tường để ra bên ngoài, chiếc ba lô đeo trên lưng rất nặng làm cho hắn kém linh hoạt. Tôn Quốc Phạm dùng hết sức lực để trèo lên tường nhưng hắn có nằm mơ cũng không ngờ rằng lúc này toàn bộ Tử Cấm Thành đã bị phong tỏa và có hơn 200 cảnh sát vũ trang, bảo vệ đang đón lõng hắn.
Cố Cung (Tử Cấm Thành). |
Tôn Quốc Phạm cho rằng việc làm của mình thần không biết quỷ không hay, nhưng ngay khi hắn vừa chui vào Điện Dưỡng Sinh thì thiết bị báo động đã báo tín hiệu cho phòng trực ban an ninh của Tử Cấm Thành. Phòng an ninh lập tức cử người đến nơi phát tín hiệu báo động đồng thời báo tin cho đồn cảnh sát và đội cảnh vệ.
Sau khi vụ án trộm báu vật ở Tử Cấm Thành năm 1959 của tên tội phạm Vũ Khánh Huy được công bố làm cả nước kinh hoàng, nơi Hoàng cung có tường cao, hào sâu được bố trí lực lượng bảo vệ rất tốt nhưng lại để một tên trộm vô danh tiểu tốt vào lấy được báu vật và trốn thoát. Bộ phận bảo vệ bị mất mặt còn phía công an thì bị áp lực lớn. Khi thảo luận về vấn đề an ninh của Cố cung, các lãnh đạo của Bộ Công an cho rằng: Vụ án này là một bài học quá sâu sắc! Một cung điện lớn như vậỵ chỉ dựa sự bảo vệ bằng nhân công là không thể được, phải lập tức nghiên cứu chế tạo thiết bị báo động bổ sung.
Điều tra phá án
Theo chỉ thị của cấp trên, bộ phận công nghệ an ninh công an đã nhiên cứu phát triển thiết bị báo động cả ngày lẫn đêm riêng của Trung Quốc. Không lâu sau, hệ thống báo động kích hoạt bằng âm thanh đầu tiên của Trung Quốc đã được phát triển thành công dưới sự chủ trì của công trình sư Đổng Quang Diệu. Từ tháng 1 năm 1960 thiết bị báo động này đã được lắp đặt trong các phòng trưng bày báu vật ở Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Thiết bị này như người bảo vệ canh giữ báu vật cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Tên trộm Tôn Quốc Phạm trở thành con mồi đầu tiên bị săn của thiết bị “cảnh sát điện tử” này.
Khi tên Tôn Quốc Phạm đang cưỡi trên đỉnh bức tường tìm một nơi thích hợp để trèo xuống thì đột nhiên hắn cảm thấy bên ngoài bức tường khác với lúc hắn đi vào, ở phía dưới bên ngoài hình như có rất nhiều bóng người đang đi lại. Hắn không dám tin vào mắt mình, và nhìn kỹ thì đúng là ở phía dưới đang có người. Hắn bất giác giật mình toát mồ hôi. Tôn Quốc Phạm lập tức nằm bẹp trên đỉnh bờ tường như một con tắc kè.
Tôn Quốc Phạm từ từ bò đi nhưng hắn cảm thấy cái ba lô nặng trĩu. Hắn nghĩ bây giờ tốt nhất là cứu lấy tính mạng nên hắn lấy từ trong ba lô ra hai cục vàng nặng nhất ném xuống phía dưới. Một lúc, hắn thấy mệt và trèo lên nóc nhà vệ sinh.
Trốn cũng không thoát
Mặc dù đã thoát khỏi Điện Dưỡng Sinh nhưng dưới chân tường chỗ nào cũng có bóng người nên hắn không dám xuống mà cứ bò trên lớp gạch men nhẵn bóng. Mặc dù đã đi khắp nơi từ nam đến bắc nhưng lúc này thì lòng can đảm của Tôn Quốc Phạm đã bị tan vỡ. Hắn như bị mắc kẹt trên đỉnh bức tường cao 8m mà ở phía dưới thì nhiều người và mỗi người trong tay đều có một chiếc đèn pin cực sáng đang chiếu lên tường.
Mặc dù đã ném đi hai món đồ nặng nhất nhưng hắn cảm thấy chiếc ba lô vẫn rất nặng, ném bỏ chiếc ba lô đi hắn thấy tiếc công lao và những thứ tốt đẹp ở trong đó, nếu may có thể thoát được thì cũng phải giữ lại hai cái cho mình? Nghĩ vậy hắn lấy ra hai thứ nữa ném chúng xuống mái nhà phía dưới bức tường.
Ấn vàng bị lấy trộm. |
Tôn Quốc Phạm cố tránh ánh đèn pin và run rẩy bò đi. Khi hắn bò đến góc tường phía tây nam phòng trưng bày tranh của bảo tàng một luồng ánh sáng mạnh dọi thẳng vào mắt hắn, tiếp đó ở phía dưới có tiếng quát:
“Không được cử động! Cử động là bắn ngay!”
Tôn Quốc Phạm nằm yên không dám động dậy. Ở phía dưới có nhiều tiếng bước chân và nhiều ánh đèn pin chiếu vào hắn.
“Giơ tay lên!”
Tôn Quốc Phạm giơ hai tay lên. Có người mang đến một cái thang bắc ngay chỗ hắn nằm và kéo hắn xuống.
Nhân viên của Tử Cấm Thành đếm số báu vật trong ba lô của Tôn Quốc Phạm gồm có một ly đựng rượu bằng vàng, bốn cái bát vàng. Sao đó nhân viên bảo vệ tìm thấy trên mái nhà hai cái nắp ấm bằng vàng và ở dưới chân tường tìm thấy hai cái ấn bằng vàng, trong hai cái ấn vàng có một cái rất to ghi là “Báu vật của Hoàng hậu” nặng 18,5kg, một cái ấn vàng ghi là “Báu vật của Quảng Vận” nặng 3,5kg. Sau đó nhân viên của bảo tàng đưa tất cả các báu vật mà Tôn Quốc Phạm đã lấy cắp lên cân, tất cả nặng 24kg.
Bắt được Tôn Quốc Phạm không khó lắm nhưng khi thẩm vấn hắn thì lại rất khó vì hắn không nói thật. Điều tra viên hỏi họ tên, hắn trả lời: “Tên tôi là Trương Chấn Xương, 30 tuổi, là người Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, biết sửa chữa xe đạp. Tôi không muốn làm công nhân tạm thời trong nhà máy nên đi khỏi Sơn Đông, hai năm đầu ở Lan Châu, Trịnh Châu và buôn bán quần áo cũ”.
Chối tội
Điều tra viên lại hỏi: “Có đúng thế không? Mặt chính của cửa hàng bách hóa Lam Châu quay về hướng nào? Ai là người xác nhận anh đã làm việc trong nhà máy? Một tháng anh kiếm được bao nhiêu tiền?”.
Tôn Quốc Phạm không trả lời được: “Ai còn nhớ những thứ đó! Có chuyện vậy à? Tôi đã lấy trộm những cái ấn vàng lớn của Cố Cung? Hỏi những cái đó để làm gì?...”.
Bát vàng - tang vật của vụ trộm. |
Điều tra viên hỏi: “Ấn vàng của Hoàng đế mà cũng cả gan ăn trộm nhưng lại sợ người khác biết họ tên mình? Tôi nghĩ là anh sợ bị tử hình!”.
Tôn Quốc Phạm nói: “Thôi được, để tôi nói! Tôi là người thôn Từ Gia, công xã Tỏa Chấn, huyện Hoài Đài, tỉnh Sơn Đông. Tôi tên là Từ Học Đạt, tôi đã có vợ và ba con. Tháng 4 năm nay, tôi cõng 30kg khoai lang khô đến Thiên Tân muốn bán chúng để mua chăn bông. Người ta bảo tôi là tư nhân buôn bán bất hợp pháp nên tịch thu mất khoai lang nên tôi đến Bắc Kinh vào Tử Cấm Thành để ăn trộm”.
Cảnh sát điều tra lập tức gọi điện thoại đường dài đến công an huyện Hoài Đài, tỉnh Sơn Đông yêu cầu giúp đỡ cuộc điều tra này. Công an huyện Hoài Đài trả lời rằng có một người đàn ông tên là Từ Học Đạt ở thôn Từ Gia, ngoài 30 tuổi, anh ta đi khỏi nhà từ tháng 4 năm nay và không biết đã đi đâu”.
Tuy nhiên, kết quả nhận dạng dấu vân tay đã phủ nhận lời khai của Tôn Quốc Phạm. Dấu vân tay của hắn phù hợp với dấu vân tay lưu lại tại hiện trường hai vụ trộm mà Bộ Công an đã thông báo. Vụ trộm thứ nhất là vụ trộm 56 chiếc đồng hồ trị giá 10 ngàn nhân dân tệ xảy ra ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc vào tháng 7 năm 1957; vụ trộm thứ hai là vụ trộm 6.770 nhân dân tệ xảy ra ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam vào tháng 9 năm 1959.
Xem ra Tôn Quốc Phạm và Vũ Khánh Huy không giống nhau. Vũ Khánh Huy là tên tội phạm đầu tiên không biết trời cao đất dày là gì; còn Tôn Quốc Phạm là một tên trộm chuyên nghiệp.
Cáo già
Có dấu vân tay làm bằng chứng, Tôn Quốc Phạm lại giở trò nói: “Tôi không phải là Từ Học Đạt mà là Từ Học Dung, nhà tôi ở thôn Từ Gia, công xã Tỏa Chấn, huyện Hoài Đài, tỉnh Sơn Đông nhưng bố đẻ của tôi là Từ Văn Dịch người Tây An. Tôi là con ngoài giá thú của bố tôi với một người phụ nữ Tế Nam. Sau khi sinh ra tôi bố tôi đã bỏ trốn, khi mẹ đẻ của tôi hấp hối bà đã giao tôi cho một người đàn ông tên là Trương Tĩnh ở Tế Nam...”.
Tường bao quanh Cố Cung. |
Không đợi Tôn Quốc Phạm nói hết, điều tra viên cắt ngang lời hắn: “Đừng có nói luyên thuyên nữa, anh không phải là con của Từ Văn Dịch cũng không phải là con nuôi của Trương Tĩnh. Đây là lần thứ 16 thẩm vấn anh, anh còn định bịa ra những chuyện gì nữa, anh định mang cái tên giả này đến khi chết à?”.
Tôn Quốc Phạm cúi đầu. Một lúc lâu sau hắn đề nghị điều tra viên cho hắn một điếu thuốc, hút xong điếu thuốc hắn ném cái đầu mẩu thuốc xuống sàn nhà nói: “Tôi phục các anh rồi! Trước đây tôi đi khắp nam bắc để ăn trộm đã bị bắt năm, bảy lần rồi nhưng chưa bao giờ tôi có một câu nói thật và cuối cùng đều được tha. Lần này tôi không qua mặt được các anh, thôi hãy bỏ qua cho tôi, tên thật của tôi là Tôn Quốc Phạm người huyện Vũ Dương, tỉnh Hà Nam...”.
Tôn Quốc Phạm có biệt danh là Tôn Hắc Tử, người thôn Tôn Trang, huyện Vũ Dương tỉnh Hà Nam; là một tên lưu manh chuyên nghiệp. Năm 1949, hắn mang súng cùng với lính của Quốc dân đảng đi cướp tiệm cầm đồ. Hắn không định giết ông chủ tiệm nhưng thấy ông chủ là người quen sợ bị tố cáo nên đã bắn chết ông chủ sau đó bị công an địa phương bắt giam. Thời điểm đó nhà tù không được canh phòng nghiêm ngặt nên hắn đã trốn thoát từ đó đổi tên đổi họ và lang thang khắp nơi từ La Hà, Khai Phong, Vũ Hán, Tế Nam, Từ Châu... kiếm sống bằng nghề trộm cắp. Cuối cùng đến Tử Cấm Thành ăn trộm, đây cũng là trộm đến cuối đường.
Tháng 12 năm 1962, Tôn Quốc Phạm bị kết án tử hình trở thành tên tội phạm đầu tiên bị xử tử hình trong những vụ trộm báu vật ở Bảo tàng Tử Cấm Thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào