Vua chúa Trung Hoa đều mặc long bào màu vàng, tại sao Tần Thủy Hoàng lại chọn màu đen?
Giả thiết đáng sợ về cái chết của Tần Thủy Hoàng / Khám phá ngôi nhà trăm cột ở Long An
Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng (210 – 259 TCN) là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, có công thống nhất đất nước và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử của quốc gia này. Ông để lại nhiều công trình khổng lồ, kỳ vĩ nhưng còn không ít nghi vấn cho hậu thế dù đã yên nghỉ hơn 2.000 năm qua.
Hai công trình nổi bật nhất mà Tần Thủy Hoàng từng khởi công xây dựng là Vạn Lý Trường Thành và quần thể khu lăng mộ của chính ông với nhiều truyền thuyết và câu chuyện thần bí vẫn còn lưu truyền cho đến nay.
Ông là hàng đế đầu tiên xây dựng lăng mộ cho bản thân, đây là một trong bí ẩn muôn đời không thể giải thích nổi. Không những vậy, thân thế của ông cũng là một bí mật mà không ai có thể thật sự giải mã được. Nếu xét trên danh nghĩa,Tần Thủy Hoàng là con trai của Trang Tương Vương nước Tần. Nhưng theo ghi chép từ một số tài liệu lịch sử cho thấy Tần Thủy Hoàng lại là con của Lã Bất Vi – một thương nhân giàu có, thông minh, mưu mô và sau này trở thành tướng quốc nước Tần.
Ảnh minh họa
Theo suy đoán của nhiều sử học,khi còn là công tử Tử Sở, Trang Tương Vương từng làm con tin của Tần ở nước Triệu đã quen biết với Lã Bất Vi. Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ – một người thiếp đang mang thai của mình cho Tử Sở.
Về sau, Triệu Cơ sinh hạ con trai và đặt tên là Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng), người sau trở thành hoàng đế nhà Tần và thống nhất Trung Quốc.
Câu chuyện về cuộc đời của Tần Thủy Hoàng sẽ mãi là một dấu hỏi lớn thách thức các nhà khoa học hiện đại, bởi vì không còn bằng chứng hay vật chứng nào để đối chiếu về cuộc đời của ông. Dù sao đi nữa thì vị vua này đã để lại cho nhân loại nhiều di tích đáng vĩ đại, trường tồn với thời gian và một trong số đó phải kể đến Vạn Lý Trường Thành và khu lăng mộ mà ai ai cũng biết đến.
Phía sau chiếc long bào màu đen được Tần Thủy Hoàng và bách tính tôn sùng
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng được coi là vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất thiên hạ.
Mặc dù sự thống trị của ông bị đánh giá là tàn bạo, nhưng ít ai có thể phủ nhận được một số thành tựu nổi bật của vị vua được mệnh danh là là "thiên cổ nhất đế" này.
Thông qua những tranh vẽ còn sót lại cũng như các bộ phim tái hiện lịch sử Tần triều, những người tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra rằng Thủy Hoàng từ sau khi lên ngôi thường xuyên mặc long bào màu đen.
Từ thời xa xưa, long bào không chỉ tượng trưng cho Hoàng quyền mà còn được coi là vật có quan hệ mật thiết với quốc gia đại thể. Đây cũng là lý do mà màu sắc và thiết kế của loại trang phục này đều vô cùng được chú trọng.
Vậy nguyên nhân nào đã khiến vị Hoàng đế ấy lại chọn màu đen làm màu chủ đạo cho long bào?
Về vấn đề này, có các kiến giải như sau:
Việc Tần Thủy Hoàng mặc áo bào màu đen là kết quả của quá trình tính toán dựa trên Ngũ hành.Vào thời bấy giờ, thuật âm dương cùng học thuyết Ngũ đức rất được xem trọng.
"Sử ký" của Tư Mã Thiên có ghi lại, Tần Thủy Hoàng cho rằng các triều Hạ, Thương, Chu, Tần lần lượt ứng với Mộc Đức, Kim Đức, Hỏa Đức, Thủy Đức.
Như vậy Tần triều thuộc Thủy Đức, mà theo học thuyết trên thì màu đen đại diện cho nước, cho nên liền lấy màu sắc này để may long bào để thể hiện Thủy Hoàng lên ngôi là thuận theo ý trời.Cách giải thích này được phần đông học giả đồng tình.
Cách giải thích thứ hai cũng có liên quan tới Ngũ hành, tuy nhiên lại đề cập nhiều hơn tới sự nghiệp của Thủy Hoàng.
Năm xưa, Tần Thủy Hoàng từng thống nhất lục quốc. Sáu nước này trong mắt ông chính là những ngọn lửa tản mác đang bùng cháy.
Ảnh minh họa
Theo quan niệm của thuật âm dương thời bấy giờ, Tần Thủy Hoàng ứng với thủy đức nên Tần quốc có thể ví như nước làm dập tắt những ngọn lửa tản mác kia.
Nước dập hết lửa có lúc sẽ để lại một số vệt đen, cho nên lựa chọn màu đen làm màu sắc chủ đạo của long bào cũng tượng trưng cho việc Tần quốc thống trị thiên hạ, sáu nước kia sẽ chẳng có cơ hội "tro tàn cháy lại".
Theo một số giai thoại dân gian, Thủy Hoàng vốn mang họ Doanh. Tương truyền rằng tổ tiên của ông năm xưa từng có công giúp Đại Vũ trị thủy cho nên được Thuấn Đế ban họ này.
Bởi cơ nghiệp của gia tộc Thủy Hoàng có liên quan đến nước nên người Tần quốc năm xưa vốn vô cùng coi trọng yếu tố nước trong Ngũ hành.Vì vậy màu đen không chỉ được Thủy Hoàng yêu thích mà còn được bách tính hoan nghênh.
Dưới thời kỳ Tần triều trị vì, màu đen không chỉ được dùng riêng cho long bào mà còn phổ biến trong văn hóa đại chúng.
Các quan lại thời bấy giờ khi lên thiết triều vẫn thường mặc triều phục màu đen. Cờ xí và vải lều trại sử dụng trong quân đội cùng các trang sức nơi hoàng cung phần lớn đều lấy màu này làm chủ đạo.
Tương truyền rằng năm xưa Thủy Hoàng từng hạ lệnh, nếu phát hiện người nào dám dùng loại cờ có màu sắc khác thì sẽ lập tức bị xử tử, kể cả đó có là họ hàng thân thích của Hoàng đế.
Lý do thực sự khiến các Hoàng đế đời sau dần kiêng kỵ long bào đen
Sau khi Thủy Hoàng qua đời, giang sơn Tần triều rất nhanh đã đến hồi mạt vận và bị lật đổ bởi Lưu Bang – Hạng Võ.
Sau này, Hạng Võ bại trong tay Lưu Bang, Hán triều kế thừa giang sơn, thay Tần triều cai quản thiên hạ.
Có giai thoại truyền lại rằng, Lưu Bang một mực tin tưởng chính vì Thủy Hoàng chọn màu đen làm long bào nên triều đại nhà Tần mới diệt vong nhanh chóng như vậy.
Vì nghĩ màu đen là màu sắc mang đến sự xui xẻo, tang tóc, từ thời nhà Hán trở đi, các Hoàng đế dần dần ít sử dụng loại màu sắc này để may long bào.
Một lý giải khác dựa trên học thuyết Ngũ Đức thì khẳng định, Tần triều ứng với Thủy Đức, Hán triều lại thuộc Hỏa Đức. Màu biểu trưng cho hỏa là màu đỏ, vì vậy các Hoàng đế nhà Hán lấy sắc đỏ làm màu chủ đạo của long bào để thuận theo âm dương ngũ hành, còn màu đen chỉ mang công dụng "làm nền".
Cũng có ý kiến cho rằng, Tần Thủy Hoàng vốn có uy danh lẫy lừng. Các vua đời sau biết rằng họ khó có thể đạt tới thành tựu như vị "thiên cổ nhất đế" ấy, cho nên dần đổi long bào thành những màu sắc khác để tỏ lòng tôn kính.
Dù có nhiều cách giải thích khác nhau, tuy nhiên sự thực là sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Tần triều diệt vong, long bào màu đen cũng dần dần thất sủng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo