Vừa đẩy Quan Vũ vào chỗ chết, vì sao Lã Mông cũng nhanh chóng qua đời?
Quan Vũ hay Trương Phi không có cửa, đây mới là người duy nhất đánh bại Lã Bố, võ lực xứng đáng đứng đầu Tam Quốc / Sự thật gây 'choáng' về Quan Ngân Bình, con gái Quan Vũ
Năm Kiến An thứ 24, Tôn Quyền phái Lã Mông bất ngờ đánh chiếm Kinh Châu, Quan Vũ thất bại phải chạy về Mạch Thành, phá vòng vây tới được Lâm Thư thì bị bắt giết. Từ sau trận đó, Thục Hán tổn thất nặng nề, không những mất đi vùng đất chiến lược trọng yếu là Kinh Châu, còn mất đi Quan Vũ và nhiều tướng lĩnh khác.
Việc này khiến cho tình hình của cả nước Thục thay đổi đột ngột, trước tiên là kế hoạch lớn "vượt qua Kinh Châu và Ích Châu, chia quân đánh lên phía Bắc, thống nhất thiên hạ" được Gia Cát Lượng vạch ra đã hoàn toàn tan thành mây khói.
Từ xưa đến nay, người ta đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về việc trong thời điểm mấu chốt, tại sao các tướng trong đất Thục khoanh tay đứng nhìn, không ai đem quân cứu viện, cùng với đó là mối quan hệ tệ hại giữa Quan Vũ và các quan lại cộng sự của ông.
Nguyên nhân của những việc này rất phức tạp. Tuy nhiên, bài viết này sẽ không đề cập đến việc lý giải các nguyên nhân này mà sẽ thảo luận về một tình huống xảy ra sau cái chết của Quan Vũ, đó là: Vừa đánh bại được Quanh Vũ và chiếm Kinh Châu chưa được bao lâu, Lã Mông cũng chết. Hai việc này liệu có tồn tại một mối liên hệ nào đó hay không?
Giả thiết về nguyên nhân cái chết của Lã Mông
Trong tiểu thuyết diễn nghĩa có một chi tiết: Sau khi Quan Vũ chết, oan hồn của ông quay về báo thù kẻ đã hại chết mình nên đã gây ra cái chết của Lã Mông.
Nếu đặt vào thời cổ đại với tư tưởng phong kiến, đây có vẻ là một cách giải thích rất hợp lý, dù sao khi ấy rất nhiều người đều có phần mê tín, họ tin vào những điều này.
Thậm chí còn có một cách lý giải khác, đó là Tôn Quyền đã giết chết Lã Mông. Lý do chính là bởi Lã Mông là người đã hại chết Quan Vũ, khiến Đông Ngô làm mất lòng Lưu Bị, bởi lẽ Quan Vũ là một người có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ với Lưu Bị và với cả nước Thục.
Để cho nước Thục một câu trả lời thoả đáng, Tôn Quyền đã giết Lã Mông. Quan điểm này có vẻ hợp tình hợp lý, nhưng ngẫm kỹ lại sẽ thấy vô lý, không có điểm nào đáng tin cậy.
Tại sao lại nói vậy?
Trước tiên, chúng ta đều hiểu rằng chỉ cần có chiến tranh, ắt sẽ có thương vong. Cho dù ai thua ai thắng đều không tránh khỏi.
Lã Mông đẩy Quan Vũ vào cảnh đại bại, mất đất mất luôn cả mạng sống hoàn toàn không vì ân oán cá nhân, nguyên nhân chủ yếu nhất chính là muốn diệt tận gốc một kẻ địch lớn của Đông Ngô.
Quan Vũ là đại tướng có tiếng tăm lừng lẫy khi ấy, giết ông có thể tăng thêm ý chí chiến đấu cho binh lính Đông Ngô, diệt trừ được một kẻ địch mạnh.
Hơn nữa, Đông Ngô khi ấy không phải là một quốc gia nhỏ yếu, trái lại, họ Tôn ở Giang Đông có cơ nghiệp ba đời, nền tảng vững chắc không thể xem thường.
Bởi thế Tôn Quyền không thể nào giết chết một đại tướng đắc lực của mình vì sợ hãi hoặc muốn lấy lòng Lưu Bị. Cho dù có suy nghĩ để ý, vỗ về tâm trạng của Lưu Bị, cùng lắm cũng chỉ ra vẻ phạt nặng Lã Mông một phen mà thôi, không thể nào thẳng tay giết giết Lã Mông được.
Lý do thực sự khiến Lã Mông qua đời
Vậy nguyên nhân thật sự dẫn tới cái chết của Lã Mông là gì? Thật ra chỉ có hai chữ: Vì bệnh.
Lã Mông tuy là một tướng quân thiện chiến, nhưng sức khoẻ luôn trong tình trạng không tốt, thường xuyên đau ốm. Nhất là sau trận Tương Dương - Phàn Thành, Lã Mông đau ốm càng nghiêm trọng hơn.
Với tư cách người đứng đầu nước Ngô, Tôn Quyền chẳng những không có ý định làm hại Lã Mông, ngược lại còn phái người đi khắp nơi tìm thầy thuốc chữa bệnh cho ông, hy vọng ông nhanh chóng khoẻ lại.
Trong khoảng thời gian đó, ngoài nằm trên giường uống thuốc, hàng ngày Lã Mông còn phải châm cứu. Bởi quan tâm nên mỗi ngày Tôn Quyền đều đi thăm Lã Mông tới mấy lần.
Nhưng mỗi lần Lã Mông gặp Tôn Quyền đều phải gắng gượng hành lễ, cứ như vậy lại khiến Tôn Quyền cảm thấy không ổn, bởi điều này sẽ gây bất lợi cho quá trình hồi phục sức khoẻ của Lã Mông.
Vậy là để không tăng thêm gánh nặng tâm lý cho Lã Mông, Tôn Quyền đã nghĩ tới một cách rất hay. Ông hạ lệnh lén đục một lỗ nhỏ trên tường, hằng ngày sẽ thăm Lã Mông qua lỗ nhỏ này, để tiện cho việc quan sát tình trạng bệnh của ông, xem có cách nào tốt hơn để chữa được bệnh cho ông hay không.
Nhưng Lã Mông thực sự vì bệnh quá trọng, lại thêm trình độ y học lạc hậu của thời kỳ Tam Quốc, thế nên thầy thuốc khi ấy cũng cũng chẳng thể làm được gì. Cuối cùng Lã Mông bất hạnh qua đời vì đau ốm.
Điều này cũng có nghĩa là, cái chết của Lã Mông không phải do Tôn Quyền ám hại hoặc nguyên nhân khác gây ra, mà là vì nguyên nhân sức khoẻ dẫn tới chết vì bệnh. Việc ông chết ngay sau khi đánh bại Quan Vũ, chiếm được Kinh Châu chẳng qua chỉ là một sự trùng hợp mà thôi. Thực tế là như vậy chứ không hề giống như sự thêu dệt của La Quán Trung trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
An Giang: Người đàn ông nghèo trúng số hàng chục tỷ nhưng nhanh chóng bị vợ bỏ, lý do khiến ai cũng bức xúc
Loài thú quý hiếm từng bị nghĩ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất ở Việt Nam, được cả thế giới cùng bảo vệ