Quan Vũ hay Trương Phi không có cửa, đây mới là người duy nhất đánh bại Lã Bố, võ lực xứng đáng đứng đầu Tam Quốc
4 vị tướng giỏi nhất Tam Quốc: Tôn Kiên chót bảng, Quan Vũ chỉ xếp thứ 3, vậy ai đứng đầu? / Tam Quốc: Trong lòng Tào Tháo chỉ 3 vị tướng có thể sánh với Quan Vũ
Những năm cuối thời Đông Hán, do người thống trị dốt nát vô dụng nên dẫn đến thiên hạ đại loạn. Chư hầu các nơi đều đứng dậy khởi nghĩa nhằm củng cố chính quyền, muốn tự lập mình làm Vương. Sau đó thiên hạ chia ba, ba chính quyền là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô hình thình nên cục diện "Chân vạc".
Trong những năm tháng hỗn loạn đó, nếu muốn duy trì chính quyền, để cơ ngơi mà bản thân gây dựng lên không bị thôn tính, người đứng đầu các tập đoàn chính trị khi đó chỉ có cách là chiêu mộ hiền tài và không ngừng mở rộng thế lực của bản thân.
Sức mạnh của các võ tướng dưới thời Tam Quốc
"Loạn thế tạo anh hùng" câu nói này không sai, rất nhiều anh hùng được thế hệ đời sau kính trọng và ngưỡng mộ đều được sinh ra vào thời đại này.
Vào năm 211 sau Công Nguyên, thế lực của Tào Tháo phải đối mặt với cuộc thảo phạt của quân Quan Tây. Do những người sinh ra ở vùng Quan Tây đều rất dũng mãnh nên những người lính Quan Tây vô cùng dũng cảm và thiện chiến.
Tào Tháo đặc biệt dặn dò các tướng sĩ trước khi đi nghênh chiến rằng, nhất định phải lấy phòng thủ làm chủ, không được manh động xuất trận tấn công địch.
Chiến sự vẫn tiếp tục kéo dài đến tháng 7 năm đó, Tào Tháo mang đại quân đến tiền tuyến, ông phải mất hai tháng mới đánh tan được đội quân của Mã Siêu, Hàn Toại.
Tuy nói trong trận chiến này Mã Siêu là người bại trận, nhưng sự dũng mãnh của binh sĩ Quan Tây, đặc biệt là của tướng lĩnh Mã Siêu đã để lại cho Tào Tháo một ấn tượng vô cùng sâu sắc, bản thân Tào Tháo nghĩ lại còn thấy rùng mình.
Trương Phi cũng là một vị võ tướng dũng mãnh nhất trong quân doanh nhà Hán, ông vừa dũng mãnh vừa thông minh, có thể đấu với Lữ Bố cả trăm hiệp nhưng vẫn có thể rút lui thành công, ông còn có thể đột phá thoát khỏi sự bao vây trùng trùng của 8 đại tướng quân Tào.
Trương Phi và Mã Siêu đã có một trận chiến tại Hà Manh quan, vô cùng hấp dẫn. Lúc đó, Mã Siêu yêu cầu tiến đánh Hà Manh quan, còn Trương Phi lại muốn bảo vệ Hà Manh quan, hai người đã giao đấu với nhau ngoài doanh trại, từ ban ngày đến ban đêm, mãi vẫn không phân thắng bại.
Dù là về võ công hay chiến thuật, hai người đều ngang tài ngang sức, thật sự rất khó phân biệt thắng thua.
"Nhất Lã nhì Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi" là câu nói tổng kết, đánh giá khả năng võ thuật của các anh hùng hào kiệt trong Tam Quốc. Có rất nhiều người cho rằng trong Tam Quốc, năng lực về võ thuật của Lã Bố cao nhất.
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" cũng ghi chép rất chi tiết về cuộc chiến đấu trước Hổ Lao quan của Lã Bố. Không chỉ có hai người Quan Vũ và Trương Phi không khống chế được ông, ngay cả Tào Tháo cũng phải phái khoảng một trăm binh mã đến để vây bắt ông. Một vị mãnh tướng như thế không ngờ cũng từng bại dưới tay của một người.
Vậy ai là người có thể đánh bại cả Lã Bố?
Trong "Tam Quốc chí" có một đoạn ghi chép như thế này: "Thị thời tuế hán, trùng hoàng, thiếu cốc, bách tính tương thực, Bố đáo thừa thị, vi kỳ huyện nhân lí Tiến sở phá, đông đồn Sơn Dương".
Ý nghĩa đại khái là lúc đó Lã Bố không còn lương thực để sử dụng nữa nên đã đi khắp nơi cướp bóc, kết quả bị Lý Tiến đánh bại khi đang trên đường đi cướp, và Lã Bố phải chạy đến Sơn Dương để trốn thoát.
Trong những ghi chép của Tam Quốc không có nhiều tư liệu về Lý Tiến, chỉ biết rằng ông và Lữ Bố là đồng hương.
Lý Tiến dựa vào sức lực của chính bản thân mình để tiến công và đánh bại Lã Bố cùng một nghìn quân Tây Lương do ông chỉ huy, có thể thấy bản lĩnh của người này không phải chỉ biết nói suông.
Đội quân do Lã Bố chỉ huy là một đội quân vô cùng tinh nhuệ, nhưng lại bị một người nông dân đánh bại, quả nhiên là "núi này cao còn có núi khác cao hơn". Những người nông dân muốn tồn tại thì phải dựa vào lương thực, nhưng Lã Bố lại muốn cắt đứt đường sống của họ, những người nông dân đứng lên chống lại cũng là lẽ đương nhiên.
Từ ghi chép rằng Lý Tiến đã từng đánh bại Lã Bố, hiển nhiên có thể suy luận, Lý Tiến chính là người có võ lực mạnh nhất trong Tam Quốc.
Giai đoạn Tam Quốc thời thế loạn lạc sản sinh ra nhiều hùng, chỉ có điều nhiều người chưa được phát hiện và sử dụng, để họ chìm sâu vào lịch sử. Lý Tiến chính là một trong số đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào