Vữa được sử dụng để xây Vạn Lý Trường Thành là loại gì mà đã qua hàng nghìn năm vẫn không sụp đổ?
Tiết lộ mới về đế chế Hung Nô và Vạn Lý Trường Thành / Tiết lộ mới về đế chế Hung Nô và Vạn Lý Trường Thành
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Vạn Lý Trường Thành - thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số được xây dựng từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa, vẫn đứng vững. Trên thực tế, vữa kết dính các viên gạch chặt chẽ đến mức cỏ dại vẫn chưa mọc ở nhiều vị trí. Nhiều người không khỏi thắc mắc, bức tường thành này được xây dựng từ những vật liệu gì mà bền vững tới vậy.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, các chuyên gia cho biết Vạn lý trường thành được xây dựng chủ yếu bằng đất, đá. Tuy nhiên, để kỳ quan này hiên ngang đứng vững sau hơn 2000 năm chính là do một loại vữa đặc biệt được làm từ gạo nếp để lấp đầy các kẽ hở trên gạch. Theo các nghiên cứu, loại vữa “thần thánh” này được những người thợ xây dựng cổ đại tạo ra bằng cách trộn súp gạo nếp với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, cho thêm nước và các thành phần khác.
Họ tin rằng đây là loại vữa phức hợp đầu tiên trên thế giới, dùng để trộn các vật liệu hữu cơ và vô cơ. Loại vữa này có độ kết dính mạnh hơn và khả năng chống thấm nước tốt hơn so với vữa vôi nguyên chất.
Các kiến trúc sư và kỹ sư thời nhà Minh của Trung Quốc đã sử dụng công thức vữa này trong việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc quan trọng của nhà nước. Bên cạnh Vạn Lý Trường Thành, vữa gạo nếp cũng được sử dụng để xây dựng những công trình khác như những bức tường thành, chùa và lăng mộ nhỏ hơn.
Nhiều công trình kiến trúc này vẫn còn nguyên vẹn. Các tòa nhà được xây dựng bằng vữa gạo dẻo có khả năng chống chọi với thiên tai kể cả động đất. Ngoài ra, những ngôi mộ cổ từ thời nhà Minh khi được khai quật dù đã sử dụng đến cuốc, xẻng hay máy ủi, máy xúc nhưng công tác khai quật vẫn gặp không ít khó khăn vì tường xây quá chắc. Những cấu trúc này chứng minh rằng vữa nấu bằng gạo nếp bền hơn và lâu hơn so với vữa vôi nguyên chất.
Tiến sĩ Trương Bính Kiến và một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Chiết Giang đã điều tra thành phần hóa học của vữa thời nhà Minh để tìm hiểu. Họ đã dựa vào phân tích hóa học và kính hiển vi điện tử quét để đưa ra một kết luận hấp dẫn. Sức mạnh huyền thoại của vữa gạo nếp đến từ amylopectin.
Là một loại carbohydrate phức tạp, amylopectin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột bao gồm cả gạo. “Thành phần bí mật” này đã ban tặng cho nhiều công trình kiến trúc thời nhà Minh một kiểu trường sinh bất tử. Nhưng chính xác thì nó hoạt động như thế nào?
Khi amylopectin - phần hữu cơ của công thức vữa - tiếp xúc với canxi cacbonat - phần vô cơ - sẽ tạo nên một loại vữa có độ kết dính siêu việt. Loại vữa trộn bột gạo nếp này kết dính những viên gạch chặt đến nỗi ở nhiều chỗ cỏ dại cũng không thể phát triển được dù rất nhiều năm tháng đã trôi qua. Đây chính là thành phần bí mật của loại vữa cơm nếp, tạo nên sức mạnh “huyền thoại” của nó.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán