Khám phá

Chỉ dùng 8 chữ, Phổ Nghi ra tay 'cứu' Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy

Tám chữ mà Phổ Nghi đã viết là gì?

Thăm lại Cố cung, Phổ Nghi chỉ vào chiếc bình hoa và nói một câu kỳ lạ khiến ai cũng lắc đầu ngán ngẩm / Phổ Nghi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện, không ngờ tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính: Đó là gì?

Cuộc đời nhiều thăng trầm của hoàng đế Phổ Nghi

Chúng ta đều biết Phổ Nghi là vị vua cuối cùng của nhà Thanh và cũng là người chứng kiến sự sụp đổ của triều đại này. Cuộc đời của vị hoàng đế này có thể gói gọn trong 2 từ là "thăng trầm".

Phổ Nghi (1906 – 1967) là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, lên ngôi lúc 2 tuổi sau khi người bác là Quang Tự Đế băng hà. Do lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ nên Phổ Nghi trị vì đất nước dưới sự kèm cặp của một người nhiếp chính, ban đầu là cha ông và từ tháng 12/1911 là Thái hậu Long Dụ.

Chỉ dùng 8 chữ, Phổ Nghi ra tay "cứu" Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy - Ảnh 1.

Phổ Nghi phải lên ngôi lúc 2 tuổi sau khi người bác là Quang Tự Đế băng hà. (Ảnh: Sohu)

Sau thất bại nhà Thanh trong Chiến tranh Nha phiến (1840 - 1842 và 1857 - 1860), Chiến tranh Thanh - Nhật (1894 - 1895), đặc biệt là việc liên quân 8 nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900) cũng như việc triều đình thực hiện "quốc hữu hóa đường sắt"... người dân Trung Quốc ngày càng trở nên bất bình, muốn cải cách thể chế chính trị và phế bỏ Nhà Thanh.

Đến ngày 12/2/1912, Phổ Nghi thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo. Phổ Nghi lúc này mới 6 tuổi và được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Phổ Nghi cũng được giữ lại tước vị hoàng đế dù chỉ là hư danh và chính quyền Cộng hòa đối xử với ông như một hoàng đế ngoại quốc. Chính quyền mới còn trợ cấp cho Phổ Nghi 4 triệu lượng bạc mỗi năm.

Chỉ dùng 8 chữ, Phổ Nghi ra tay "cứu" Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy - Ảnh 2.

Phổ Nghi được người Nhật dựng lên làm Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc vào năm 1932. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, vào năm 1924, Phổ Nghi bị tướng Dân quốc Phùng Ngọc Tường trục xuất khỏi Tử Cấm Thành và buộc phải sống lưu vong. Từ sau năm 1925, ông chuyển đến sống tại vùng Thiên Tân đang bị quân Nhật chiếm đóng. Năm 1932, Phổ Nghi được người Nhật dựng lên làm Quốc trưởng của nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc. Đến năm 1934, ông chính thức đăng quang Hoàng đế Đại Mãn Châu quốc, lấy niên hiệu là Khang Đức.

Phổ Nghi không hài lòng khi trở thành Quốc trưởng Mãn Châu Quốc và sau đó là Hoàng đế Đại Mãn Châu Đế quốc thay vì được phục hồi hoàn toàn làm Hoàng đế Đại Thanh. Ông vẫn bí mật luôn ở thế xung đột với Nhật Bản nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra phục tùng.

 

Một trong những lần Phổ Nghi thể hiện quan điểm của mình đã thực sự "cứu" được Vạn Lý Trường Thành khỏi nguy cơ bị phá hủy. Cụ thể, sự việc này diễn ra thế nào?

8 chữ "cứu" Vạn Lý Trường Thành của Phổ Nghi

Vào năm 1933, quân Nhật tấn công vào Vạn Lý Trường Thành. Thỏa thuận Đường Cô sau đó được lập ra trao cho Nhật quyền kiểm soát tỉnh Nhiệt Hà cũng như một khu phi quân sự giữa Vạn Lý Trường Thành và khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân. Thậm chí, quân Nhật còn có ý định phá hủy Vạn Lý Trường Thành để có thể dễ dàng chiếm đóng khu vực Hoa Bắc của Trung Quốc. Khi đó, phía Nhật Bản đã tập hợp một số lượng lớn máy bay và pháo binh chuẩn bị ra quân.

Chỉ dùng 8 chữ, Phổ Nghi ra tay "cứu" Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy - Ảnh 3.

Quân Nhật định phá hủy Vạn Lý Trường Thành để có thể dễ dàng chiếm đóng khu vực Hoa Bắc của Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, vừa biết tin này, Phổ Nghi đã lập tức viết một bức thư vỏn vẹn 8 chữ gửi đến các quan chức cấp cao của Nhật Bản. Nội dung của bức thư là "Trường Thành nhược hủy, cộng vinh tất bại" (hàm ý là nếu Vạn Lý Trường Thành bị phá hủy, thì hợp tác thịnh vượng sẽ thất bại). Bức thư này tuy ngắn nhưng thể hiện rõ ý tứ rằng Vạn Lý Trường Thành là nền tảng và cũng là một trong những biểu tượng của Trung Quốc. Một khi Vạn Lý Trường Thành bị quân đội Nhật Bản phá hủy, việc này chắc chắn sẽ khơi dậy sự phản kháng và lòng căm thù của người dân Trung Quốc. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sự hợp tác thịnh vượng của 2 quốc gia.

 

Chỉ dùng 8 chữ, Phổ Nghi ra tay "cứu" Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy - Ảnh 4.

Phổ Nghi đã viết một bức thư vỏn vẹn 8 chữ và "cứu" được Vạn Lý Trường Thành không bị quân Nhật phá hủy. (Ảnh: Sohu)

Sau khi đọc thư của Phổ Nghi, các quan chức cấp cao của Nhật thấy có lý nên đã từ bỏ kế hoạch cho phá hủy Vạn Lý Trường Thành. Do đó, công trình này đã được bảo tồn đến tận ngày nay.

Quả thực, trong tâm tưởng của người dân Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành được xem là công trình vĩ đại mang ý nghĩa về mặt lịch sử - văn hóa to lớn. Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16.

Chỉ dùng 8 chữ, Phổ Nghi ra tay "cứu" Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy - Ảnh 5.

Sau khi đọc thư của Phổ Nghi, các quan chức cấp cao của Nhật đã từ bỏ kế hoạch phá hủy Vạn Lý Trường Thành. (Ảnh: Sohu)

Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN. Tuy nhiên, hầu hết các công trình của Vạn Lý Trường Thành được biết đến trong hiện tại vốn được xây dựng với quy mô lớn vào thời nhà Hán và nhà Minh.

 

Trên hệ thống tường thành cũng được xây dựng nhiều tháp canh. Theo các nhà quân sự, nhờ có công trình này mà nhiều triều đại Trung Quốc đã đứng vững trước sự tấn công của nạn ngoại xâm cũng như góp phần bình trị nội loạn. Việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một kỳ tích mà còn thể hiện sự gắn kết, sự tiếp nối của các triều đại. Công trình đồ sộ và hùng vĩ này ngày nay đã trở thành một kỳ quan vĩ đại trong lịch sử nhân loại và đã được đưa vào "Danh sách Di sản Văn hóa Thế giới" năm 1987.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm