Vừa tranh được ngôi báu, vì sao Hoàng đế Minh triều Chu Đệ phải nhanh chóng cho dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh?
Bách khoa toàn thư nhà Minh Trung Quốc bán đấu giá 9 triệu USD / Quá trình tuyển chọn phi tần thời nhà Minh: 5.000 nữ nhân phải trải qua 8 vòng kiểm tra khắc nghiệt nhưng điều kiện ưu tiên không ai nghĩ đến
Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô đến Bắc Kinh, xây dựng trung tâm chính trị mới
Năm đó, sau khi quân đội của Minh Thành Tổ đánh vào Bắc Kinh, Nguyên Thuận Đế bỏ chạy, nhà Nguyên mất quyền thống trị ở phía Nam Trường Thành.
Tuy nhiên lực lượng quân sự và cơ cấu chính trị của Nguyên Thuận Đế vẫn còn tồn tại, vì vậy Minh Thành Tổ thường đưa quân đánh xuống phía Nam nỗ lực giành lại những vùng đất đã mất.
Trước đó, kinh đô của nhà Minh ở Nam Kinh. Để chống lại cuộc tấn công của quân Mông Cổ, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã phong các con của ông làm Tắc Vương lên tuyến đầu của Trường Thành.
Sau khi phóng hỏa nhấn chìm cung điện trong biển lửa, cướp ngôi vua thành công, Chu Đệ đã tiến hành việc dời đô từ Nam Kinh đến Bắc Kinh.
Trên thực tế, vào thời điểm đó, phòng ngự sự tấn công từ phía bắc (quân Mông Cổ) là việc không thể xem nhẹ. Để phòng ngự sự tấn công của quân Mông Cổ, ông đã đích thân đến Bắc Kinh trấn thủ, chỉ huy quân đội và bố trí các trận chiến phòng ngự.
Bởi vì bản thân ông thường ở Bắc Kinh nên rất nhiều quan viên trong bộ máy chính quyền cũng theo ông đến đó, vì thế mà Bắc Kinh dần trở thành trung tâm chính trị.
Sau đó, Chu Đệ bắt đầu kiến tu Bắc Kinh, ra sức mở rộng thành Bắc Kinh, tuy nhiên phần lớn vẫn được xây dựng lại dựa theo kinh đô của nhà Nguyên.
Minh Thành Tổ đã chuẩn bị kế hoạch toàn diện cho việc xây dựng Bắc Kinh, học hỏi kinh nghiệm của nhiều triều đại trong quá khứ.
Các tuyến đường được quy hoạch một cách chỉnh tề, nhiều tuyến đường chính và tuyến đường phụ đã chia khu vực nội thành thành nhiều khu nhỏ vuông vắn.
Hệ thống cống nước cũng tương đối hoàn chỉnh, nhiều công trình trung tâm cũng được hình thành.
Sau khi Minh Thành Tổ dời đô đến Bắc Kinh, trong khoảng thời gian hơn 30 năm đó, Bắc Kinh được xây dựng lại thành một kinh đô tiên tiến nhất, có quy hoạch và có kiến trúc hợp lý bậc nhất trong số các kinh đô trên thế giới thời bấy giờ.
Ngoại thành Bắc Kinh được xây dựng tương đối muộn nhằm mục đích bảo vệ thủ đô trong tình huống khẩn cấp. Các công trình kiến trúc chủ yếu của hiện nay như Thiên Đàn, Cố Cung,… đều là những công trình được đặt nền móng từ thời đó.
Toàn bộ diện tích kiến trúc của Cố Cung rộng khoảng 170.000 mét vuông, mất 20 năm để tu sửa.
Bắc Kinh trở thành trung tâm quân sự, chính trị, là tuyến đầu trên tuyến phòng ngự chỉ huy quân sự của Trường Thành lúc đó, dùng để chống lại các cuộc tấn công quân sự của người Mông Cổ và đảm bảo sự thống nhất của đất nước.
Từ những mục đích này, việc Minh Thành Tổ dời đô về Bắc Kinh là một quyết định vô cùng đúng đắn. Nếu như ông không sử dụng cách này thì không biết tình hình lịch sử sau này sẽ như thế nào.
Hai cuộc khủng hoảng quân sự đã chứng minh tầm nhìn xa trông rộng của Minh Thành Tổ khi dời đô về Bắc Kinh
Trong lịch sử nhà Minh đã xảy ra hai cuộc khủng hoảng quân sự nghiêm trọng. Lần thứ nhất vào năm 1449, lần thứ hai vào năm 1550, hai cuộc khủng hoảng này cách nhau 101 năm.
Cuộc khủng hoảng lần thứ nhất là "Chiến dịch Thổ Mộc Bảo" (Sử cũ gọi là Thổ Mộc Bảo chi biến - là một bước ngoặt chuyển từ thịnh sang suy của triều Minh).
Lúc đó Mông Cổ có bộ tộc Ngõa Lạt, lãnh đạo của bộ tộc này là Dã Tiên. Dã Tiên đưa binh đến đánh nhà Minh, lực lượng quân sự của họ vô cùng lớn mạnh, tấn công từ nhiều mặt, một bên tấn công Liêu Đông, một bên tấn công Đại Đồng, Sơn Tây.
Minh Anh Tông khi đó còn là một thanh niên trẻ tuổi, hoàn toàn không có kiến thức về mặt quân sự. Ông tin nghe theo lời khuyên của Vương Chấn - một hoạn quan không hề có tài năng về mặt quân sự, đích thân mang binh đi chống giặc.
Kết quả là ông đã hồ đồ dẫn năm mươi vạn đại quân tiến về Đại Đồng, nơi đang bị đội quân của bộ tộc Ngõa Lạt bao vây.
Khi còn chưa đi đến nơi, thái giám trấn thủ Đại Đồng là Quách Kính đã sai người đến báo cáo với hoàng đế, nói rằng tình hình ở đó rất nghiêm trọng, không thể tiến vào được. Anh Tông đế liền quyết định thu quân hồi triều.
Vương Chấn là người huyện Uất, tỉnh Hà Bắc. Ông ta muốn Anh Tông đế đưa năm mươi vạn đại quân về quê nhà của ông ta chơi, đồng thời thể hiện uy phong của bản thân mình.
Lúc vừa xuất phát ông ta lại nghĩ, những nơi mà năm mươi vạn đại quân đi qua, hoa màu nhất định sẽ bị dẫm bẹp hết! Như thế sẽ tổn hại đến lợi ích của bản thân ông ta nên lại không muốn quay về quê nhà nữa.
Cứ tới lui mãi như thế, đoàn quân đến được Thổ Mộc Bảo thì quân địch cũng vừa đuổi theo đến nơi.
Cách chính xác nhất lúc đó là nên vào thành giữ vững thành Hoài Lai, các tướng quân dưới trướng cũng yêu cầu vào thành. Nhưng Vương Chấn không đồng ý, ông ta lệnh cho đội quân đóng quân cắm trại ngay tại chỗ. Nhưng gần nơi này không có nguồn nước nên không thích hợp cho việc đóng quân.
Kết quả là năm mươi vạn đại quân bị quân địch bao vây trong nháy mắt, tạo nên tình thế thảm bại.
Sau hai ngày ở lại trên vùng đồi cao này, năm mươi vạn người không có đồ ăn nước uống. Đến ngày thứ ba ông ta bảo đội quân thay đổi nơi đóng quân.
Quân địch liền nhân cơ hội này xông vào tấn công. Kết quả là toàn quân bị tiêu diệt, hoàng đế bị bắt làm tù binh, Vương Chấn cũng chết trong trận công kích này. Đây là cuộc chiến đáng hổ thẹn và không vẻ vang nhất trong lịch sử triều Minh.
Lúc này ở Bắc Kinh chỉ còn sót lại những quân nhân già yếu, tình hình vô cùng cấp bách, rất nhiều quan viên chuẩn bị bỏ trốn tránh nạn, họ định dời đô về Nam Kinh ở phía Nam vì cho rằng không thể giữ được Bắc Kinh nữa.
Trong tình hình đó, Binh bộ Thị lang Vu Khiêm đã bác bỏ việc dời đô, ông cho rằng có thể giữ vững kinh đô Bắc Kinh. Nếu như dời đô đến Nam Kinh, Bắc Kinh thất thủ, phía Bắc sẽ không còn bất kỳ trung tâm chính trị nào nữa, toàn bộ khu vực phía Bắc Hoàng Hà sẽ bị mất vào tay giặc.
Chủ trương của Vu Khiêm nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Ông cũng nhận được sự ủng hộ của Chu Kỳ Ngọc là em trai của Minh Anh Tông nên việc tổ chức phòng thủ ở Bắc Kinh được giao cho Vu Khiêm phụ trách.
Vu Khiêm tổ chức lực lượng quân đội, bố trí công tác phòng ngự, cùng nhân dân bảo vệ Bắc Kinh. Vu Khiêm nói với tất cả các tướng lĩnh quân sự rằng: Bây giờ chúng ta đã có hoàng đế (ý chỉ Chu Kỳ Ngọc lên ngôi thay anh trai), chúng ta phải kiên trì giữ vững nơi này.
Bằng cách này, quyết tâm bảo vệ Bắc Kinh của quân và dân toàn thành càng được củng cố.
Không ngoài dự liệu, Dã Tiên đưa Minh Anh Tông đang bị bắt làm tù binh ra trước cổng thành để dụ đối phương xuống và nói rằng: Hoàng đế của các ngươi trở về rồi, nhanh nhanh mở cửa.
Dã Tiên muốn dùng cách này để giành được thành Bắc Kinh mà không cần chiến đấu. Nhưng các quan binh thủ thành đã làm theo chỉ thị của Vu Khiêm, kiên định trả lời rằng: Chúng ta có Hoàng đế mới rồi. Các nơi đều kiên quyết chống trả, không có nơi nào bị Dã Tiên lừa cả.
Cuộc chiến tranh bảo vệ thành Bắc Kinh cuối cùng đã giành được thắng lợi nhờ dựa vào sức của nhân dân bách tính. Lúc này, đội quân tiếp viện từ nhiều nơi liên tục kéo đến.
Dã Tiên thấy không đạt được lợi ích nên đành phải lui binh. Bắc Kinh nhờ vậy mà không bị rơi vào tay quân Ngõa Lạt, toàn bộ khu vực phía Bắc sông Hoàng Hà cũng đã được giữ vững.
Qua tình hình trên có thể thấy, nếu như năm xưa Minh Thành Tổ Chu Đệ kjông đặt kinh đô ở Bắc Kinh, sẽ thật khó để bảo toàn vùng lãnh thổ này trước sự tấn công của quân ngoại bang vào năm 1449.
101 năm sau, chính là năm 1550, một nhà lãnh đạo quân sự khác của Mông Cổ là Yểm Đáp (A Nhĩ Thản Hãn) cũng đã dẫn quân bao vây Bắc Kinh nhưng cuối cùng, Yểm Đáp cũng giống như Dã Tiên, không giành được lợi ích gì nên đành phải rút quân.
Bắc Kinh đã phải trải qua hai lần thử thách có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc như thế trong lịch sử triều Minh. Như vậy có thể thấy, Minh Thành Tổ dời đô đến Bắc Kinh là một việc làm đúng đắn và vô cùng cần thiết. Ông đã có một quyết định sáng suốt cả về phương diện quân sự và chính trị.
Dời đô đến Bắc Kinh, đây không chỉ là một hành động khôn ngoan, giúp Minh triều ngăn chặn được quân Mông Cổ tiến đánh xuống phía Nam, đồng thời giúp phát triển sản xuất và nâng cao trình độ văn hóa ở các khu vực xung quanh Bắc Kinh. Nhờ có nền tảng này, nhà Thanh mới có thể tiếp tục xây dựng kinh đô Bắc Kinh sau khi tiếp nhận quyền lực từ nhà Minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng