Vùng đất như 'bàn tay khổng lồ' chìa ra biển sở hữu nhiều điểm du lịch đẹp hoang sơ, chỉ cách Hà Nội hơn 200km
Bộ tộc đàn ông ‘bất khả chiến bại’: Đi bộ được ‘trên không’ mới trưởng thành / Tại sao nhân viên luôn hét 3 lần trước khi Tử Cấm Thành: Hoá ra không chỉ vì chuyện tâm linh?
Xã Đảo Nghi Sơn (còn được gọi là cù lao Bãi Biện hay đảo Biện Sơn), cù lao nổi lên giữa một vùng sóng nước mênh mông nằm trong cửa Bạng thuộc huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Nơi này, cách TP. Thanh Hóa khoảng 50km về phía Nam. Hòn đảo này nhìn từ trên cao sẽ thấy như một vòng tay khổng lồ chìa ra biển, êm ái ôm gọn trong lòng một vùng nước đủ độ sâu làm nơi neo đậu cho tàu thuyền sau những lần cùng các ngư dân đi khơi xa.
Xã đảo Nghi Sơn khi nhìn từ trên cao có hình dáng giống như một bàn tay khổng lồ đang vươn ra biển
Ngày trước, người dân phải dùng thuyền nếu muốn từ đất liền muốn ra đảo. Sau này, trải qua quá trình kiến tạo địa chất, đến nay Biện Sơn được nối với đất liền thành một dải. Việc di chuyển chủ yếu là đường núi nhỏ hẹp nhưng đã dễ dàng và thuận tiện hơn.
Địa điểm này đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách trong nước mà còn thu hút sự chú ý của du khách quốc tế. Từng được biết đến với hoang sơ tuyệt đẹp, nước biển xanh ngắt và bãi cát trắng mịn, xã đảo Nghi Sơn đã nhanh chóng chinh phục trái tim của những người yêu thích du lịch khám phá.
Xã đảo Nghi Sơn trước kia vốn từng sử dụng nhiều cái tên khác
Không chỉ sở hữu nhiều hòn đảo lớn nhỏ mang vẻ đẹp hoang sơ, vùng biển Việt Nam còn có nhiều hòn đảo với hình dáng đặc biệt, độc đáo, từ đó thu hút sự quan tâm và ghé thăm của nhiều du khách. Hòn đảo, hay xã đảo sau đây là một ví dụ như thế. Theo nhiều người nhận xét, nhìn từ trên cao, xã đảo này trông như một bàn tay khổng lồ đang vươn ra biển lớn. Không nằm ở đâu xa, nó nằm ở địa phương cách thủ đô Hà Nội chỉ hơn 200km.
Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, điểm đến này bắt đầu có những dấu hiệu phát triển mạnh mẽ hơn, về du lịch, trở thành điểm đến lý tưởng cho chuyến đi ngắn ngày của du khách. Đây là xã đảo Nghi Sơn hay thị xã Nghi Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 50km về phía Nam. Trước đây, Nghi Sơn có tên cũ là Biện Sơn, Tĩnh Gia hay Ngọc Sơn.
Xã đảo nhiều lần được đổi tên
Theo thông tin trên Báo Thanh Hoá, cái tên Ngọc Sơn trước kia của Nghi Sơn là do vua Lê Thánh Tông đặt vào thể kỷ XV. Có lời ca ngợi vẻ đẹp của nơi này rằng: "Ngọc Sơn trung tú vạn niên cơ", nghĩa là Ngọc Sơn tập trung cảnh đẹp có nguồn gốc vạn năm.
Trải qua chiều dài của lịch sử, thị xã, xã đảo này cũng nhiều lần được đổi sang với nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như ở thời Trần - Hồ (thế ký XIII - XIV), là huyện Cổ Chiến; thời thuộc Minh là Cổ Bình hay huyện Kết Thuế, thuộc châu Cửu Chân; năm Minh Mệnh thứ 19 (1938), gộp cùng huyện Nông Cống, Quảng Xương, thành phủ Tĩnh Gia; hay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Ngọc Sơn trở thành huyện Tĩnh Gia.
Cái tên Nghi Sơn như ngày nay cũng chỉ mới được hình thành và sử dụng khoảng hơn 4 năm. Cụ thể, từ tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn.
Bên cạnh những cái tên nổi bật khác của du lịch địa phương như Sầm Sơn, trung tâm thành phố hay Pù Luông, mảnh đất phía Nam Thanh Hoá - Nghi Sơn mới chỉ nổi lên như một ngôi sao mới bởi những bãi biển hoang sơ mà chưa nhiều người biết tới.
Những bãi biển hoang sơ, ít ai biết ở Nghi Sơn
Báo Thanh Hóa cũng thông tin thêm, thị xã Nghi Sơn đã và đang tập trung xúc tiến kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn, điển hình như các khu du lịch sinh thái biển.
Sở hữu bờ biển xanh, vắng người, Nghi Sơn tập trung vào du lịch sinh thái biển
Dưới đây là một số bãi biển đẹp, hoang sơ, chưa được nhiều người biết tới ở Nghi Sơn mà du khách có thể tham khảo.
1. Bãi Đông
Cái tên đầu tiên chắc chắn phải kể tới là Bãi Đông. Trong khoảng 1-2 năm trở lại đây, Bãi Đông bắt đầu được nhiều nhóm du khách trẻ, yêu thích khám phá chú ý tới. Nơi đây có bãi biển xanh trong cùng bờ cát trắng, khí hậu trong lành.
Bên cạnh đó, ở Bãi Đông còn có nhiều bãi đá mang vẻ đẹp gai góc, hoang sơ. Những bãi đá này cũng trở thành điểm check in thú vị với nhiều du khách.
2. Bãi biển Hải Hòa
Đa phần du khách khi tới Thanh Hóa mới chỉ biết tới bãi biển Hải Tiến chứ chưa nghe nhiều đến cái tên Hải Hòa. Bởi vì thế mà bãi biển này còn rất hoang sơ và đặc biệt là vắng người. Các cơ sở lưu trú như khách sạn, homestay hay khu nghỉ dưỡng cũng chưa có nhiều.
Một số du khách đã tới đây nhận xét, không khí ở đây trong lành, yên bình hơn hẳn so với những bãi biển nổi tiếng khác ở Thanh Hóa. Từ đó, biển Hải Hòa trở thành điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tách biệt hoàn toàn với cuộc sống xô bồ ở phố thị thường ngày.
3. Hòn Mê
Hòn Mê là một đảo nhỏ, cách đất liền khoảng 11km và cũng nằm trong địa phận thị xã Nghi Sơn. Trên đảo Hòn Mê hầu như không có dân cư sinh sống mà chỉ có 1 đơn vị bộ đội đóng quân và một số dịch vụ du lịch phục vụ du khách được đầu tư mới đây.
Du khách sẽ di chuyển từ đất liền ra đảo bằng thuyền hoặc ca nô. Tốt nhất cần đặt trước các dịch vụ như lều, trại nghỉ lại hay chèo thuyền, lướt ván, mô tô nước để được đơn vị cung cấp chuẩn bị một cách tốt nhất.
Ngoài nghỉ dưỡng, thư giãn, tham gia các hoạt động, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích về hệ sinh thái động thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm hiện đang sinh sống trên đảo. Với vẻ đẹp của mình, Hòn Mê được mệnh danh là "hòn ngọc xanh" của biển Thanh Hóa.
Bên cạnh những bãi biển, du khách còn có thể lựa chọn tham quan một số địa điểm khác ở Nghi Sơn mang đậm nét văn hóa bản địa như chùa Đót Tiên, đền Bạch Lạng hay những làng chải nhỏ quanh thị xã, nơi có những ngư dân hiện đang duy trì nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó có nhiều loài mang lại giá trị kinh tế cao như cá mú, cá giò, cá hồng Mỹ hay cá chim vàng anh...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ