Vương triều Khang Hi: Vì sao trước khi chôn sống Tô Ma Lạt Cô, thái giám lại đổ vôi lên đầu cô?
Bí ẩn những sinh vật biển lâu đời nhất hành tinh nắm giữ tương lai của y học / Hương vani tự nhiên bắt nguồn từ… mông hải ly?
Mọi người chắc vẫn còn nhớ câu thoại hài hước kinh điển của Tống Tiểu Bảo: “Hoàng thượng hậu cung có 3000 giai lệ, nhưng lại cứ chỉ sủng ái một mình ta, ta khuyên hoàng thượng rằng không được thiên vị, phải chia đều sủng hạnh cho mọi người, nhưng mà hoàng thượng lại cứ không chịu nghe cơ”. Hiện tượng “độc sủng” này thực ra là hiện tượng khá thường gặp trong chốn cung đình thời cổ đại, hoàng đế luôn có một người phụ nữ mà mình yêu thương nhất trong cuộc đời và hoàng đế Thuận Trị cũng không ngoại lệ.
Ảnh minh hoạ.
Trong thời gian trị vì của mình, vua Thuận Trị vô cùng sủng ái một vị Quý phi, đó chính là Đổng Ngạc Phi. Cho dù Đổng Ngạc Phi muốn có thứ gì, vua Thuận Trị đều nghĩ đủ mọi cách để tặng cho nàng. Đổng Ngạc Phi không có con, nhân cơ hội một lần bị ốm, nàng nói với hoàng đế rằng mình muốn có một đứa con trai. Sống ở trong cung, luôn muốn có một người để dựa dẫm vào, không gì quan trọng hơn là con trai của chính mình cả. Lúc đó, Thuận Trị không nói nhiều mà ban Huyền Diệp (tên thật của Khang Hi) cho Đổng Ngạc Phi làm con trai.
Nhưng sự tình không hề thuận lợi như thế, bệnh tình của Đổng Ngạc Phi chẳng hề thuyên giảm mà lại ngày càng nghiêm trọng hơn, còn mắc bệnh đậu mùa. Trong thời cổ đại, bệnh đậu mùa gần như đã là bệnh vô phương cứu chữa, hơn nữa khả năng truyền nhiễm vô cùng cao. Như dự đoán, Huyền Diệp khi ấy đã trở thành hoàng tử của Đổng Ngạc Phi, cũng bị nhiễm đậu mùa, điều này khiến Thái hậu vô cùng tức giận.
Huyền Diệp là đứa cháu trai mà bà quý mến nhất, nếu như vì thế mà mất mạng, vậy thì Đổng Ngạc Phi sẽ phải chết theo Huyền Diệp. Thuận Trị vì muốn bảo vệ Đổng Ngạc Phi mà đem hết mọi tội lỗi đổ lên đầu của nô tì Tô Ma Lạt Cô - người hầu hạ cho Huyền Diệp, muốn chôn sống nàng, cũng may trong thời khắc quan trọng, Tô Ma Lạt Cô đã được Thái Hậu cứu.
Sau này, Huyền Diệp trở thành vua Khang Hi, tì nữ bên cạnh ông là Tô Ma Lạt Cô vì luôn lớn lên cùng Khang Hi nên có tình cảm vô cùng sâu đậm với Khang Hi, địa vị của nàng trong lòng Khang Hy cũng vô cùng quan trọng.
Nếu những ai tinh ý thì khi xem những tư liệu trong phim ảnh có thể nhận ra, trước khi chôn sống Tô Ma Lạt Cô, thái giám đổ một lớp vôi lên đầu nàng. Tại sao lại vậy? Hóa ra thời cổ đại không có thuyết hỏa táng, để tránh thi thể thối rữa bốc ra mùi hôi thối ảnh hưởng tới môi trường xung quanh nên đã đổ một lớp vôi lên.
Tô Ma Lạt Cô là một Thị nữ hầu hạ thân cận của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu. Dù không phải là người hoàng tộc, nhưng bà lại được Hoàng đế kính xưng bằng danh hiệu Cách cách, được đặc cách an táng theo lễ Tần tại Thanh Đông lăng, là một trong những trường hợp hiếm hoi trong lịch sử nhà Thanh.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé