Khám phá

Vương Trùng Dương và hành trình lập phái Toàn Chân Giáo

Trong tiểu thuyết Kim Dung, Vương Trùng Dương tuy là một đạo sĩ xa lánh hồng trần, sống ẩn dật với cỏ cây nhưng thấy cảnh người dân điêu đứng lầm than vì quân Kim xâm lược, ông đã nhập thế để cứu độ chúng sinh, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc.

Top 15 loại chỉ pháp mạnh nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung / Môn võ công nào lợi hại nhất trong tiểu thuyết Kim Dung?

Trong Xạ điêu anh hùng truyện và Thần điêu hiệp lữ của Kim Dung, Vương Trùng Dương tuy là một đạo sĩ xa lánh hồng trần, sống ẩn dật với cỏ cây nhưng thấy cảnh người dân điêu đứng lầm than vì quân Kim xâm lược, ông đã nhập thế để cứu độ chúng sinh, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc. Các đệ tử của ông trong Toàn Chân thất tử cũng thế.

Toàn Chân giáo là một chi phái lớn và quan trọng nhất của Đạo giáo Trung Hoa, thành lập từ thế kỷ XII và lưu truyền đến nay.

Hình tượng Vương Trùng Dương trên phim.
Hình tượng Vương Trùng Dương trên phim.

Điểm đặc sắc của Toàn Chân giáo là kết hợp phương pháp tu luyện của cả Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo, hình thành nên hệ thống hành đạo, tu thân, dưỡng tính, dưỡng sinh độc đáo.

Vương Trùng Dương là tổ sư khai sơn của Toàn Chân giáo. Kim Dung đã rất trân trọng khi viết về Vương và các đệ tử của ông. Với quan niệm xuyên suốt “thiên ngoại hữu thiên” (ngoài trời còn có trời), trong thế giới võ hiệp của Kim Dung, không ai có võ công vô địch thiên hạ.

Tuy nhiên, giáo chủ Toàn Chân giáo Vương Trùng Dương là một ngoại lệ. Qua ngòi bút của Kim Dung, người ta biết đến Vương Trùng Dương không chỉ là một anh hùng dân tộc chống quân Kim mà còn là một Trung Thần Thông võ công cái thế, đứng đầu “ngũ bá” – trên Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái.

Vương Trùng Dương (1112-1170) tên thật là Trung Phu, người Hàm Dương – Kinh Triệu (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Vương xuất thân trong một gia đình giàu có, học hành tử tế, giỏi cả văn chương và võ nghệ, tính tình hào sảng, từng thi đậu cử nhân văn (có thuyết nói là tiến sĩ) và cử nhân võ. Năm 47 tuổi, do bất đắc chí chốn quan trường, ông khẳng khái từ quan.

Vương về quê ẩn cư chốn sơn lâm, học theo Lão Trang, suốt ngày uống rượu, hành vi phóng túng, ăn nói ngông cuồng, xưng là “Hại Phong” (gã khùng điên).

 

Do yêu mến ẩn sĩ Đào Uyên Minh (Đào Tiềm) đời Tấn nên ông đổi hiệu là Tri Minh, lại giống Đào Tiềm thích hoa cúc – mà cúc nở vào tiết trùng dương – nên lấy đạo hiệu Trùng Dương Tử.

Vương Trùng Dương là một trong những cao thủ võ công xuất chúng nhất kiếm hiệp Kim Dung.
Vương Trùng Dương là một trong những cao thủ võ công xuất chúng nhất kiếm hiệp Kim Dung.

Năm 1161, Vương Trùng Dương bỏ nhà cửa, lên núi Chung Nam đào một mộ huyệt và ở trong đó tu luyện, gọi là “Hoạt tử nhân mộ”, phía trên lập bia ghi Vương Hại Phong chi mộ – mộ của gã khùng điên họ Vương.

Năm 1167, ông đốt lều cỏ, cầm bình bát đi vân du hành đạo. Khi đến vùng Ninh Hải thuộc bán đảo Sơn Đông, Vương Trùng Dương lập am Toàn Chân, thu nạp 7 đại đệ tử đầu tiên của Toàn Chân giáo và gọi là Toàn Chân thất tử. Tín đồ theo ông rất đông, hình thành Bắc tông Đạo giáo, vị thế ngày càng lớn mạnh.

Vương Trùng Dương truyền đạo trong 3 năm rồi dẫn 4 đệ tử trở về Quan Trung, khi đến Khai Phong – Hà Nam thì chết. Các đệ tử an táng thầy ở núi Chung Nam, nay thuộc huyện Lư – Thiểm Tây. Nơi đây được xem là tổ đình của Toàn Chân giáo.

Vương Trùng Dương tài kiêm văn võ, xuất khẩu thành thơ, thường dùng thơ, từ làm phương tiện khuyến dụ, giảng đạo. Sau khi ông mất, các đệ tử sưu tập hơn 1.000 bài thơ, văn của thầy, soạn thành Toàn Chân tập. Ngoài ra, ông còn để lại Trùng Dương lập giáo thập ngũ luận, Trùng Dương giáo hóa tập, Phân lê thập hóa tập…

 

Vương Trùng Dương chủ trương tam giáo hợp nhất – Nho, Phật và Đạo bình đẳng, cho rằng “tam giáo xưa nay vốn một tổ”.

Vì thế, Toàn Chân giáo lấy ba bộ Hiếu kinh của Nho giáo, Bát nhã ba la mật đa tâm kinh của Phật giáo và Đạo đức kinh của Đạo giáo làm kinh điển bắt buộc phải học.

“Toàn chân” nghĩa là phải bảo toàn “tam bảo” – toàn tinh, toàn khí và toàn thần – không được để tư dục làm hư hao, tổn hại, từ đó mới trường sinh. Toàn Chân giáo yêu cầu mọi giáo đồ phải xuất gia học đạo, cực lực phản đối thuật ngoại đan (đan dược luyện từ kim loại, khoáng vật) và bùa chú; kế thừa thuật nội đan (đạo dẫn, hành khí, phục khí…).

Vương Trùng Dương và thất đệ tử.
Vương Trùng Dương và thất đệ tử.

Nguyên tắc hành đạo của Toàn Chân giáo là “khổ ta lợi người”, “lợi ta lợi người”, chú trọng hai chữ “thanh tĩnh”. Giáo phái này yêu cầu giáo đồ phải khắc kỷ nhẫn nhục, thanh tu khổ hạnh, ăn chay nằm đất, không vợ, không con…

Ảnh hưởng của Vương Trùng Dương và Toàn Chân giáo tại hai triều ngoại bang Kim và Nguyên rất lớn, được chính quyền lúc ấy hết sức ủng hộ.

 

Toàn Chân giáo được xem là quốc giáo, trung tâm hoạt động được đặt ở kinh đô Yên Kinh (nay là Bắc Kinh), còn Vương Trùng Dương được Nguyên Thế Tổ sắc phong là Trùng Dương Toàn Chân khai hóa chân quân năm 1269, sau đó, được gia phong là Trùng Dương Toàn Chân khai hóa phụ cực đế quân năm 1310, uy thế rất hiển hách.

Tuyệt chiêu của Toàn Chân giáo có thể kể đến là Bắc đẩu thất tinh, Tiên thiên công, Không minh quyền, Song thủ hỗ bác.

Toàn Chân sử dụng kiếm với khả năng tấn công tầm xa, gây sát thương lớn. Kiếm pháp của phái này khi tung chiêu như mưa rơi bốn bề, áp đảo đối phương, lấy công làm thủ.

Ngày nay, phái Toàn Chân được coi như một môn võ cổ truyền được khá nhiều người theo học trong đó có không ít trẻ em, và cả người phương Tây.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm