WMO cảnh báo nhiệt độ toàn cầu tăng cao trong 5 năm tới
Có tới 6 tỷ 'Trái Đất' đang lưu lạc ngoài không gian / Làm thế nào đo được nơi sâu nhất Trái Đất?
WMO cho biết, 5 năm vừa qua là giai đoạn ấm kỷ lục của thế giới. Trong 5 năm tới, có khả năng có ít nhất một năm, nhiệt độ trung bình thế giới trong giai đoạn 2020-2024 tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1850-1900 là 20%.
Trong khi đó, nhiều khả năng mỗi năm trong giai đoạn này, nhiệt độ đều có thể tăng ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, với gần như mọi khu vực trên thế giới đều cảm nhận được tác động.
Khí hậu toàn cầu đang nóng lên. Ảnh: Unsplash.
Đáng chú ý, khả năng có ít nhất một tháng trong giai đoạn này ghi nhận mức nhiệt tăng thêm 1,5 độ C lên tới 70%.
Nhiệt độ trong năm năm tới, từ 2020-2024, rất có thể nằm trong khoảng 0,91 độ C đến 1,59 độ C so với mức tiền cách mạng công nghiệp.
Hầu như tất cả các khu vực, ngoại trừ một phần của các đại dương phía nam, đều sẽ ấm hơn so với giai đoạn từ 1981-2010.
WMO dự báo miền Nam châu Phi và Australia, nơi cháy rừng hoành hành vào năm ngoái, sẽ khô hơn bình thường đến năm 2024, trong khi vùng Sahel của châu Phi sẽ ẩm ướt hơn.
Châu Âu sẽ phải hứng chịu thêm nhiều trận bão, trong khi khu vực phía Bắc của Bắc Đại Tây Dương được dự báo đối mặt với những cơn gió mạnh.
Trong khi đó, Bắc Cực có khả năng đã ấm lên hơn gấp đôi so với trung bình toàn cầu.
WMO cho biết sự thay đổi nhiệt độ ít nhất được dự kiến ở vùng nhiệt đới và ở vĩ độ trung của Nam bán cầu.
Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nói: "Nghiên cứu này cho thấy, thách thức lớn trước mắt là thực hiện được Thỏa thuận Paris về mục tiêu biến đổi khí hậu trong việc giữ nhiệt độ toàn cầu tăng trong thế kỷ này xuống dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp".
Các dự báo của WMO không tính đến những thay đổi về khí thải nhà kính và khí thải do ngừng hoạt động kinh tế và công nghiệp do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra.
Ông Taalas nói: "Do carbon dioxide trong khí quyển tồn tại rất lâu, tác động của việc giảm phát thải trong năm nay dự kiến sẽ không dẫn đến việc giảm nồng độ khí quyển CO2 đang làm tăng nhiệt độ toàn cầu".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?