Xác ướp 4.000 tuổi hé lộ sự thật bất ngờ về căn bệnh đáng sợ
Khi nghiên cứu xác ướp của ba người đàn ông và hai người phụ nữ có niên đại từ năm 2000 trước Công nguyên và năm 1000 sau Công nguyên, các nhà khoa học đã phát hiện bệnh tim mạch đã có từ thời cổ đại xa xưa và nó khá phổ biến.
Xác ướp 4.000 tuổi ở Dakhla Oasis đã có sự tích tụ của cholesterol trong động mạch. Khi kiểm tra động mạch bằng các phương pháp chụp cắt lớp vi tính X-quang thì kết quả thu được là một bức tranh cho thấy phần nào sự nguy hiểm và mức độ rủi ro của bệnh tim mang đến trong hàng ngàn năm trước.
Nghiên cứu trên năm xác ướp ở Nam Mỹ và Ai Cập đã phát hiện ra xơ vữa động mạch, tắc mạch máu và nhiều vấn đề khác liên quan đến bệnh tim.
Ông Mohammad Madjid, đến từ trung tâm y khoa của đại học Texas đã cho biết: “Tôi đã nghiên cứu các mô hình về bệnh tim trong 20 năm qua. Theo thời gian, những câu hỏi dần xuất hiện trong tôi: đây có phải là căn bệnh của cuộc sống hiện đại hay không? Hay đó là căn bệnh vốn có trong chu trình sống của con người, không phân biệt thời gian và môi trường sống.”
Để trả lời cho câu hỏi đó, ông Madjid và các cộng sự của mình đã thu thập các mẫu động mạch từ các xác ướp có niên đại từ 2000 đến 1000 năm trước Công nguyên có tuổi từ 18 đến 60 để phân tích và nghiên cứu. Kết quả thu được là các tổn thương từ cholesterol và các mảng bám đã làm tắc nghẽn động mạch và đó chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh tim của người cổ đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết