Xác ướp 445 tuổi khai quật với thư tình gây chấn động
Vào 445 năm trước, khi người chồng qua đời, người vợ trẻ đang mang bầu đau buồn, viết lá thư tình cuối cùng và đặt lên ngực chồng. Trải qua thời gian gần 500 năm, các nhà khảo cổ học Hàn Quốc đã tìm thấy một lá thư cổ trong tình trạng gần như hoàn hảo, không bị hư hại.
Xác ướp trên được tìm thấy ở thành phố Andong, Hàn Quốc. Bên trong ngôi mộ có tất cả 13 bức thư. Tất cả do người thân viết cho một người đàn ông có tên Eung-tae, tên của xác ướp nằm trong mộ.
Lá thư đặc biệt xúc động nhất là của vợ Eung-tae. Lúc này, người phụ nữ đang mang bầu. Đau xót cho phận góa bụa và cho đứa con chưa chào đời, chưa từng được nhìn thấy mặt cha, người vợ đã dồn hết tình cảm viết lá thư cuối cùng cho chồng.
Nội dung thư xoay quanh cảm giác đau buồn, mất mát của người vợ khi người chồng ra đi. Tuy chưa sinh con nhưng chị đã quyết định đặt tên con là Won. Do đó, người phụ nữ gọi chồng trong thư với cái tên vô cùng thân mật, tình cảm là “bố Won”.
Bức thư được đặt trên ngực của người đàn ông. Sau 445 năm, khi các nhà khảo cổ tìm thấy ngôi mộ, bức thư vẫn nằm nguyên ở vị trí ban đầu. Người phụ nữ viết trong thư rằng: “Bố Won hãy giữ gìn lá thư này cẩn thận và đến thăm em trong những giấc mơ”.
Cô cũng hỏi Eung-tae lý do tại sao anh rời bỏ cô và đứa con nhỏ chưa chào đời cũng như thú nhận rằng, bản thân không thể nào sống thiếu chồng: “Em không thể sống mà thiếu bố Won. Em chỉ muốn chết theo chàng. Nếu có thể hãy đưa mẹ con em đi cùng. Tình cảm này làm sao có thể chôn vùi hay lãng quên. Nỗi buồn này sẽ chẳng bao giờ vơi đi”.
Bức thư được các nhà khảo cổ xác định có niên đại vào khoảng 445 năm. Điều đó có nghĩa bức thư được viết vào năm 1568. Người vợ không viết tên mình trong lá thư trên nên các chuyên gia rất khó xác định tung tích.
Tuy nhiên, các chuyên gia phán đoán người đàn ông có tên Eung-tae này có thể là một thành viên trong một gia tộc quyền quý xưa kia. Ông thuộc dòng họ Goseong Yi.
Dựa trên kích thước của xác ướp Eung-tae, các chuyên gia xác định người đàn ông này có chiều cao vượt trội hơn hẳn so với nam giới Hàn Quốc thời bấy giờ. Da và râu tóc của anh ta vẫn ở tình trạng tương đối tốt. Dựa trên những quan sát, khám phá ban đầu, các nhà khảo cổ cho rằng, người đàn ông có xuất thân quý tộc trên có ngoại hình khá tuấn tú.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một đôi dép được bện bằng tóc của người vợ, được bọc trong một gói giâýbởi trong thư, vợ của Eung-tae viết rằng: “Em đã lấy tóc mình để bện đôi dép này…”.
Trong văn hóa Hàn Quốc cổ xưa, đôi dép được bện bằng tóc của người vợ được coi là biểu tượng của tình yêu và hy vọng về sự hồi phục sau cơn đau ốm nguy kịch.
Chris Scarre, người đứng đầu bộ phận khảo cổ học thuộc Đại học Durham cho hay, xác ướp, lá thư và đôi dép được để bảo tồn rất tốt. Ông cũng cho hay, một phần nhỏ của lớp vỏ ngôi mộ khá cứng, giống như bê tông. Bên trong mộ là quan tài gỗ chứa xác ướp và một số bộ quần áo.
Trong khi các nhà khoa học chưa xác định được danh tính của người viết lá thư 445 tuổi trên thì lá thư của người phụ nữ bí ẩn này sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho các vở opera, phim ảnh và các cuốn tiểu thuyết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý