Xác ướp thiếu nữ mắc kẹt trong lớp băng 9 mét suốt 500 năm - Sự thật đằng sau khiến ai cũng xót xa
Xác ướp không phải con người tiết lộ "đất châu báu" đầy vàng 3.000 năm / Tưởng là xác chim, ngỡ ngàng phát hiện chính là xác ướp người
Ampato (Peru) là một ngọn núi lửa cao 6.288m, thuộc dãy núi dài nhất thế giới Andes. Thời tiết lạnh giá quanh năm khiến ngọn núi bị bao phủ bởi lớp băng tuyết dày đến hơn 9m.
Năm 1995, núi lửa Nevado gần Ampato phun trào, tro núi lửa phun ra từ đỉnh núi cao tới một dặm và rơi xuống sườn núi Ampato. Tro núi lửa sẫm màu dễ dàng hấp thụ ánh sáng và nhiệt của mặt trời, làm tan chảy lớp băng tuyết trên sườn núi sau hàng nghìn năm.
Khi Ampato tạm thời trút bỏ được lớp vỏ của mình, các nhà khảo cổ và địa chất học địa phương đã khám phá ra nhiều bí ẩn bị chôn vùi tại đây. Trong số đó, di tích nhận được nhiều sự quan tâm nhất là ngôi mộ cổ bên sườn núi, nơi an nghỉ của một thiếu nữ khoảng 12 đến 14 tuổi, trong tư thế ngồi thiền vô cùng an yên, gương mặt không chút hoảng sợ.
Xác ướp Juanita
Trên thực tế, trong các cuộc khảo cổ học tại dãy Andes, các nhà khoa học đã khai quật được không ít di tích mộ cổ, tuy nhiên, đây là xác ướp nữ duy nhất được tìm thấy tại khu vực này, vậy nên họ ưu ái đặt cho cô một cái tên xinh đẹp "Juanita".
Qua điều tra, nhóm khảo cổ xác định Juanita mất vào khoảng thế kỷ 16. Đây được coi là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất ở châu Mỹ.
Nguyên nhân chính cho sự bảo quản tối ưu là do khí hậu lạnh lẽo quanh năm đã ngăn cản sự thối rữa của xác thịt, bởi hầu hết các chủng vi khuẩn và nấm không thể tồn tại trong môi trường này.
Bà Sonia Elizabeth Guillén, chuyên gia hàng đầu tại Peru về xác ướp cho biết: "Đặc điểm sinh học thú vị nhất là cô ấy được đông lạnh và bảo quản gần như hoàn hảo. Từ quan điểm khảo cổ, ý nghĩa lớn nhất của Juanita là trực tiếp cung cấp một số dữ liệu về lịch sử dân tộc học và khảo cổ học thông qua phân tích DNA và máu đông của cô."
Juanita được phát hiện trong tư thế ngồi xếp bằng, gương mặt không chút sợ hãi. Mái tóc của cô đen dài, được thắt bím gọn gàng và cố định lại bằng sợi dây làm từ lông lạc đà, chiếc cổ thanh mảnh và cánh tay thon, đầu đội một chiếc khăn choàng được may vô cùng tinh tế.
Sau quá trình điều tra, các nhà khảo cổ phát hiện quần áo và trang sức của cô gái trẻ đều là hàng cao cấp, đầu tóc trang điểm theo phong cách quý tộc, điều này chứng minh xuất thân của Juanita có thể từ một gia đình quyền quý thời xưa.
Tuy nhiên, những trang phục mà Juanita mang trên người mặc dù được thiết kế tinh xảo nhưng lại không phù hợp so với kích cỡ cơ thể cô. Thêm vào đó, ngoài một số vật phẩm hiến tế, chẳng hạn như đồ gốm, tượng vàng và bạc ra thì các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều nhu yếu phẩm và thực phẩm hàng ngày trong lăng mộ.
Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi về nguyên nhân cái chết của cô gái trẻ này.
Nạn nhân của tục hiến tế rùng rợn
Trong nền văn minh Inca, thời tiết thường xuyên lạnh lẽo quanh năm nên mọi người rất tôn thờ mặt trời và coi thủ lĩnh của mình là đại diện cho đấng tối cao ấy. Họ tin rằng cách duy nhất để có thể nhìn thấy mặt trời thì phải hy sinh "vật tế" - những cô gái xinh đẹp xuất thân từ gia đình quyền quý.
Juanita nhỏ bé là một trong những nạn nhân của tục lệ mê tín ghê rợn này. Số phận của cô được định đoạt ngay từ khi chào đời: Trở thành người đại diện cho dân tộc bước vào cõi thần linh.
Những người được chọn làm vật hiến tế khi còn sống có cuộc sống rất thoải mái, được mọi người tôn trọng, được ăn những món ngon nhất vào thời điểm đó và sau một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ được mặc những trang phục lộng lẫy, được đưa tới ngọn núi Ampato thiêng liêng và sử dụng lá Coca để giao tiếp với các vị thần núi.
Mặc dù là người mang theo danh dự của cả dân tộc, nhưng với tuổi đời còn quá nhỏ, ắt hẳn Juanita đã phải trải qua những khoảnh khắc vô cùng sợ hãi trước khi chết.
Gương mặt thanh thản nhưng đôi bàn tay lại nắm chặt lấy nhau, hình ảnh khiến cho các nhà khoa học không thể đưa ra được kết luận rằng cô gái trẻ đang sợ hãi trước cái chết cận kề hay đang tự hào về sự hy sinh cao cả của mình.
Tuy nhiên, suy cho cùng, hình ảnh của một cô gái tuổi đời dù còn trẻ nhưng đã phải gánh vác trên vai trọng trách cứu lấy cả dân tộc khiến các nhà khảo cổ học không khỏi xót xa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng