Xác ướp tiết lộ cái chết đau đớn của vị Pharaoh trên chiến trường
"Ông ấy đã tử vì đạo vì mục tiêu thống nhất Ai Cập",Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết hôm 17/2.
Theo Bộ này, những người ướp xác đã rất khéo léo trong việc che giấu một số vết thương trên đầu Pharaoh này.
Pharaoh Seqenenre Tao II là vị vua cai trị miền nam Ai Cập từ năm 1558 đến năm 1553 TCN, trong thời kỳ người Hyksos - chiếm đóng Ai Cập. Hyksos là nhóm người Châu Á cổ đại thâm nhập vào Ai Cập và thống trị thung lũng sông Nile trong hơn một thế kỷ (1664-1569 TCN).

Xác ướp của Pharaoh Seqenenre Tao II. (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập)
Xác ướp của Seqenenre Tao II được phát hiện vào năm 1861. Một số người tin rằng vị Pharaoh này bị giết trong một trận chiến có thể là với người Hyksos trong khi các giả thiết khác nói Seqenenre bị ám sát khi đang ngủ trong cung điện của mình.
Do tình trạng của xác ướp khá tệ, các nhà khảo cổ từng cho rằng việc ướp xác được thực hiện vội vàng, cách xa xưởng ướp xác hoàng gia.
Tuy nhiên, kết quả chụp CT mới cho thấy các thợ ướp xác đã sử dụng một phương pháp tinh vi để che giấu các vết thương trên đầu của Seqenenre - tương tự như việc sử dụng chất trám trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại. Điều này đồng nghĩa công đoạn ướp xác diễn ratrong một xưởng ướp xác của hoàng gia.
Với các hình ảnh chụp CT 2D và 3D, các chuyên gia đưa ra các giải thích mới về các sự kiện trước và sau cái chết của vị Pharaoh này.
Theo đó, Seqenenre có thể đã bị bắt trên chiến trường. Hai tay của ông bị trói sau lưng. Các vết thương trên đầu vị vua này tương thích của các vũ khí mà người Hyksos từng sử dụng hiện được trưng bày Bảo tàng Ai Cập tại Cairo.
"Nghiên cứu xác nhận rằng Seqenenre bị giết bởi một số đòn đánh từ các góc độ khác nhau của một số chiến binh Hyksos. Điều này chứng tỏ vị vua dũng cảm này bị giết trên chiến trường, xông trận cùng binh lính của mình để giải phóng Ai Cập",nghiên cứu nêu rõ.
Theo hình dạng của xương, các nhà khảo cổ tin rằng Seqenenre khoảng 40 tuổi khi qua đời.
"Cái chết của Seqenenre khuyến khích những người kế vị ông tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất Ai Cập và thành lập vương quốc mới", nghiên cứu cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'