Khám phá

Xây nhà, phát hiện hàng loạt hố chứa xương và kiến trúc bí ẩn 1.200 tuổi

Chủ nhân của kiến trúc kỳ lạ chính là người Viking, tộc người chiến binh nổi tiếng với những chiếc nón hai sừng.

Chỉ mất 27 năm từ khi phát hiện ra đến khi tuyệt chủng, chuyện gì đã xảy ra với con vật khổng lồ dưới biển này? / Từ Ninh Cung vốn là nơi ở của hậu phi tiền triều nhà Minh - Thanh nhưng gần như không ai ở từ thời Hoàng đế Khang Hi, rốt cuộc là vì sao?

Cuộc khảo sát một trang trại cũ trước khi thu hồi đất cho dự án nhà ở tại Ørsta, phía tây Na Uy, đã làm lộ ra những dấu vết đầu tiên của di tích. Các nhà khảo cổ từ Bảo tàng Đại học Bergen (Na Uy) đã tiếp quản hiện trường và khai quật được rất nhiều hiện vật, giúp họ tái hiện được cả một ngôi đền lớn cũng như các nghi lễ hiến tế cổ xưa diễn ra xung quanh đền.

Theo tiến sĩ Søren Diinhoff, thành viên nhóm nghiên cứu, kiến trúc đã 1.200 năm tuổi và được người Viking xây dựng để vinh danh thần Thor và thần Odin, là 2 vị thần mà người Bắc Âu hết mực tôn sùng.

Xây nhà, phát hiện hàng loạt hố chứa xương và kiến trúc bí ẩn 1.200 tuổi - Ảnh 1.

Ảnh hiện trường khai quật với "bóng ma" ngôi đền cổ được đồ họa thêm vào - Ảnh: BẢO TÀNG ĐẠI HỌC BERGEN

Hàng chục chiếc hố chữ nhật được tìm thấy quanh đền và có dấu vết hài cốt. Nhưng may mắn, kết quả phân tích cho thấy đó không phải là xương người.

Sau khi bị giết, máu của các con vật sẽ được bôi lên các bức tường, các tượng thần và cả người tham gia. Con vật được nấu chín và dâng cho các thần thưởng thức trước về mặt tinh thần, sau đó chia cho người dân ăn.

Xây nhà, phát hiện hàng loạt hố chứa xương và kiến trúc bí ẩn 1.200 tuổi - Ảnh 2.

HÌnh ảnh tái hiện ngôi đền 1.200 năm trước - Ảnh: BẢO TÀNG ĐẠI HỌC BERGEN

Phát hiện có ý nghĩa đặc biệt lớn bởi đây là công trình kiến trúc tôn giáo duy nhất của người Viking được tìm thấy ở Na Uy, cho dù tộc người huyền thoại này từng trú ngụ ở đây rất nhiều, để lại nhiều nhà cửa và mộ phần. Có vẻ người Viking ít xây đền đài và ngôi đền cổ này đã thành trung tâm duy nhất cho các sự kiện lớn.

Các bức tượng thần Thor (thần sấm sét), thần Odin (thần chiến tranh) và cả thần Freya (nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sôi) được tạc bằng gỗ và là trung tâm của các lễ hiến tế.

 

Một điểm đặc biệt là ngôi đền dường như mô phỏng kiến trúc Thiên chúa giáo. Có vẻ khi xâm lược nhiều quốc gia châu Âu, người Viking không chỉ cướp các nhà thờ mà còn bị ảnh hưởng bởi văn hóa Thiên chúa giáo. Từ đó, họ vay mượn nhiều yếu tố trong tôn giáo này áp dụng cho kiến trúc của mình, cũng như góp phần phát triển một tôn giáo của riêng mình một cách chặt chẽ hơn so với tôn giáo Viking sơ khai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm