Khám phá

Xương hoá thạch loài thằn lằn bay hé lộ bí mật mới về cuộc sống cổ xưa

Hơn 36 triệu năm trước, loài bò sát bay cổ đại (pterosaur) với chiều dài khoảng 9 m đã đi lang thang khắp Trái Đất cùng với loài khủng long.

Hóa thạch hiếm và mỏng manh được tìm thấy tại một địa điểm bí mật ở Úc / Hóa thạch thực vật 164 triệu năm tuổi, di tích lâu đời nhất về chồi hoa

Hãng tin Reuters hôm 23/5 cho biết các nhà khoa học Argentina đã khai quật được những mẩu xương hóa thạch của một loài vật biết bay khổng lồ sống cách đây hàng trăm triệu năm.

Đây là phát hiện mới có giá trị nghiên cứu và giúp con người mở mang tầm mắt về thế giới cổ xưa.

Đồng thời, phát hiện này cũng mang đến cái nhìn khác về loài sinh vật được cho là một trong số các sinh vật đầu tiên trên Trái đất sử dụng cánh để săn đuổi con mồi trên không.

Một nhà cổ sinh vật học cẩn thận khai quật bộ xương khủng long cổ đại.  
Một nhà cổ sinh vật học cẩn thận khai quật bộ xương khủng long cổ đại.

Sải cánh của 2 mẫu vật dực long vào khoảng 7 m và 9 m. Nhóm nghiên cứu xác nhận chúng là azhdarchid, một họ dực long sống ở cuối kỷ Phấn Trắng (từ 66 đến 146 triệu năm trước).

Họ gọi hai con bò sát bay phát hiện ở thành hệ Plottier, rìa đá nằm ở tỉnh Mendoza, là "rồng tử thần".

Leonardo Ortiz, trưởng nhóm nghiên cứu, đã đặt cho sinh vật một cái tên phù hợp với đặc tính săn mồi của nó - “rồng tử thần”. "Đó là con rồng luôn mang đến cái chết", Ortiz nói.

Giống như các loài chim thời hiện đại, “rồng tử thần” có xương rỗng - nhưng con quái vật này giống loài bò sát ở chỗ "máu lạnh", như cá sấu chẳng hạn.

Xương hoá thạch loài thằn lằn bay hé lộ bí mật mới về cuộc sống cổ xưa - Ảnh 1

Tờ Daily Mail dẫn lời nhà nghiên cứu Ortiz cho biết: "Chúng tôi không có hồ sơ hiện tại về bất kỳ họ hàng gần nào với chúng. Hoặc loài biến đổi cơ thể tương tự cũng không thấy".

 

Các nhà cổ sinh vật khai quật hóa thạch của loài này trên dãy Andes thuộc tỉnh Mendoza, Argentina. Kết quả phân tích đá bảo tồn hóa thạch có niên đại từ kỷ Phấn Trắng.

Dựa trên ước tính về niên đại, loài thằn lằn bay này đã sống ít nhất 20 triệu năm trước khitiểu hành tinhlao xuống khu vực hiện giờ là bán đảo Yucatan của Mexico, quét sạch khoảng ¾ sự sống trên hành tinh chúng ta cách đây khoảng 66 triệu năm.

Vậy nên chúng được cho là sống cách đây 86 triệu năm.

Ông Leonardo Ortiz cũng cho hay những đặc điểm chưa từng thấy trên hóa thạch buộc giới khoa học phải đặt tên chi và loài mới.

Đó là lý do vì sao cái tên Thanatosdrakon amaru ra đời. Nó là sự kết hợp giữa 2 từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại là tử thần (thanatos) và rồng (drakon).

 

Xương hoá thạch loài thằn lằn bay hé lộ bí mật mới về cuộc sống cổ xưa - Ảnh 2

Loài thằn lằn bay mới phát hiện được cho là có bề ngoài đáng sợ. Kích thước xương của chúng cho thấy Thanatosdrakon amaru là loài thằn lằn bay lớn nhất từng được phát hiện ở Nam Mỹ. Chúng cũng nằm trong số những loài lớn nhất trên toàn thế giới.

Pterosaurs, loài khủng long cùng họ với "rồng tử thần", là một trong những sinh vật đầu tiên phát triển khả năng bay bằng năng lượng.

Khủng long đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm khi một thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái đất, ở vị trí gần Bán đảo Yucatan.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm