Yên Bái khai quật phế tích, phát lộ dấu tích lò nung cổ
Khai quật mộ 'bà đỡ' của Chúa Giêsu, người phụ nữ bí ẩn được đề cập trong Kinh thánh / Ai Cập khai quật khảo cổ tượng giống nhân sư thời La Mã
Bảo tàng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học địa điểm Đào Kiều, thôn Đào Kiều 1, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Kết quả phát lộ dấu tích kiến trúc cổ có niên đại khoảng thế kỷ XVII-XVIII.
Tại khu vực khai quật có nhiều mảnh gốm, sành và cả những mảnh ngói. Đặc biệt là phát hiện được dấu tích của một lò nung cổ.
Theo các nhà khảo cổ học, dấu tích lò nung cổ có chiều dài 5 m, rộng 5 m, sâu 1 m, là loại lò nhỏ để nung các sản phẩm như đồ sành, đồ gốm và ngói để trực tiếp xây dựng chùa Đào Kiều.
Tại khu vực khai quật thứ 2, các nhà khảo cổ phát lộ hiện vật là ngói được sản xuất để xây dựng chùa, sau khi xây dựng chùa xong ngói bị thừa và được xếp gọn gàng ngay cạnh chùa.
Tại hố khai quật còn lại, phát lộ hàng đá được xếp thẳng hàng chạy dọc theo chiều Bắc - Nam, có 6 viên, mặt nhẵn được xếp ra phía ngoài. Đây là hàng đá bó vỉa nền kiến trúc chính của di tích.
Ngoài ra, tại đợt khai quật này còn thu thập được hơn 30 mảnh, chủ yếu là mảnh bát, đĩa có chất liệu, màu men và hoa văn đặc trưng thời Lê – Mạc (thế kỷ 16-17). Trên 40 mảnh sành, chủ yếu là mảnh miệng của những chiếc lon sành, đồ nung và vật liệu bằng sắt dùng để gia cố các cấu kiện gỗ.
Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 mảnh của một cấu kiện (dạng lư hương) có hình chim thần Garuda, một dấu ấn của văn hóa Chăm-pa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Báo hoa mai thể hiện ‘khinh công tuyệt đỉnh’, hạ sát khỉ ngay trên cây
Cao thủ này xếp số 2 thì Trương Vô Kỵ hay Vô Danh thần tăng không dám vỗ ngực nhận đứng nhất
CLIP: Chạy trốn xuống sông, linh dương vẫn không thể thoát khỏi ‘án tử’ của chó hoang
Dấu vết khổng lồ bị nghi ngờ là của vụ tai nạn tàu vũ trụ ở Nam Cực thực chất là gì?
CLIP: Mắc sai lầm chết người, linh dương đầu bò bị sư tử đoạt mạng
Khôi phục dung mạo của Từ Hi Thái hậu thời xuân xanh: Nói “nghiêng nước nghiêng thành” cũng không ngoa