Yêu lầm anh rể và tấn bi kịch của vị Hoàng hậu bất hạnh nhất Trung Quốc
Mối tình với anh rể và nỗi đau bị chị ruột từ mặt
Chu Gia Mẫn (950 - 928) là vị Hoàng hậu thứ hai của Hoàng đế Nam Đường Lý Hậu Chủ - Lý Dục. Bà được sử cũ gọi là "Tiểu Chu hậu" để phân biệt với "Đại Chu hậu" - vị Hoàng hậu họ Chu trước đó, cũng chính là chị ruột của Gia Mẫn.
Phu quân của Chu Gia Mẫn là Lý Dục - vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Đường, thường được nhắc tới với danh xưng "Lý Hậu Chủ". Xuất thân là Hoàng đế một nước, nhưng khi giang sơn đổi chủ, ông lại trở thành tù binh trong tay quân Tống.
Sinh thời, Lý Dục không có biệt tài về chính trị, nhưng lại là kỳ tài về văn thơ. Ông từng sáng tác chùm thơ "Bồ Tát man" để ca ngợi nhan sắc của thê tử Chu Gia Mẫn.
Vậy nhưng, tình duyên của người đẹp họ Chu với vị Hoàng đế này lại gặp phải không ít chuyện thị phi liên quan tới xuất thân.
Nguyên nhân nằm ở chỗ, Chu Gia Mẫn vốn là em vợ của Lý Hậu Chủ. Vị Hoàng hậu đầu tiên của Lý Dục là chị ruột của bà – Chu Nga Hoàng, sử cũ gọi là Đại Chu hậu.
Bởi vậy, mối quan hệ lúc đầu của Lý Hậu Chủ và Chu Gia Mẫn chính là quan hệ anh rể - em vợ. Nhưng Lý Dục ngay từ lần đầu nhìn thấy nhan sắc động lòng của Gia Mẫn đã thương nhớ khôn nguôi.
Khi Đại Chu Hậu sinh bệnh, Lý Hậu Chủ đã lén lút đưa em vợ vào hậu cung làm phi tần. Bắt gặp em gái trong hoàng cung, Chu Nga Hoàng vô cùng sửng sốt. Ngay cả khi thân mang trọng bệnh, Chu hậu cũng muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành, liền hỏi em gái: "Muội đến đây lúc nào?"
Chu Gia Mẫn khi ấy mới 15 tuổi, tâm cơ đơn thuần, liền thành thật trả lời: "Muội tới đã rất nhiều ngày rồi!"
Tới lúc ấy, Chu hậu mới vỡ lẽ ra câu chuyện tư thông của Hoàng đế cùng em gái. Vìquá đau lòng và phẫn nộ, bà đã quay lưng vào tường, quyết không nhìn mặt chồng và em cho tới lúc chết. Không lâu sau đó, Chu Nga Hoàng qua đời trong tức tưởi.
Chỉ ba năm sau ngày Hoàng hậu qua đời, Lý Hậu Chủ đã vội vã đưa em vợ Chu Gia Mẫn lên ngôi mẫu nghi để thế chỗ chị mình.
Vì hai vị Hoàng hậu đều mang họ Chu, lại là chị em ruột thịt, Gia Mẫn được sử cũ gọi là Tiểu Chu hậu để phân biệt với chị gái của mình (tức Đại Chu hậu – Chu Nga Hoàng).
Sau khi danh chính ngôn thuận đưa em vợ lên ngôi hậu, Lý Hậu Chủ cùng Chu Gia Mẫn ngày đêm vui vẻ, cuộc sống vô cùng hạnh phúc. Chỉ tiếc cuộc vui chóng tàn, kiếp nạn đã tới.
Giang sơn đổi chủ và bi kịch của vị Hoàng hậu sa cơ
Năm 976, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn đem quân đánh tới thành Kim Lăng, Lý Dục buộc phải quy hàng. Kể từ thời điểm ấy, Lý Hậu Chủ trở thành một tù binh của Tống triều, Hoàng hậu Chu Gia Mẫn cũng mất đi ngai vị mẫu nghi.
Tuy nhiên, để thu phục lòng người, Triệu Khuông Dẫn không đuổi cùng giết tận Hoàng tộc họ Lý. Ông phong cho Lý Dục một chức quan nhàn hạ để nuôi thân.
Mùa đông năm 976, Triệu Khuông Dẫn đột ngột qua đời không rõ nguyên nhân. Người em trai của ông là Triệu Quang Nghĩa lên nối ngôi, sử cũ gọi là Tống Thái Tông.
Vị Hoàng đế thứ hai của nhà Tống từ lâu đã nhắm Chu Gia Mẫn. Bất chấp việc Tiểu Chu hậu là người đã có gia thất, Triệu Quang Nghĩa tìm đủ mọi cách ép nàng vào cung để hầu hạ mình.
Lý Hậu Chủ khi ấy mang thân phận của một Hoàng đế vong quốc, sống dưới ách cai trị của Tống triều như một tù nhân, chỉ có thể trơ mắt nhìn vợ mình bị đem vào cung.
Triệu Quang Nghĩa thậm chí còn cho người vẽ lại cảnh mình cưỡng gian Chu Gia Mẫn, đặt tên là "Hi lăng hạnh Tiểu Chu hậu đồ" rồi chuyển tới cho Lý Dục.
Sử cũ miêu tả, Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa lớn lên vừa đen lại vừa béo, tuy khôi ngô nhưng lại quá phương phi.
Nhìn thấy bức họa thê tử của mình bị một kẻ như vậy cưỡng gian, Lý Hậu Chủ vô cùng đau đớn. Giang sơn đã mất, nay đến mỹ nhân cũng không giữ được, Lý Dục chỉ còn biết đem hết thảy mọi tâm tư, uất ức gửi gắm vào bài thơ nổi tiếng mang tên "Lãng đào sa lệnh":
Tạm dịch là: "Rả rích mưa tuôn
Lòng những đau thương
Vạt là không ấm suốt canh tàn.
Trong mộng nào hay mình ở trọ,
Chợt thấy vui tràn.
Một mình tựa lan can,
Bát ngát giang sơn,
Chia tay thì dễ, gặp lại khó khăn.
Nước trôi hoa rụng xuân qua đó,
Trời đất miên man."
Bài từ này được truyền tới tai Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa. Những tình cảm dành cho giang sơn của Lý Dục khiến Triệu Quang Nghĩa rất tức giận. Ngay sau đó, vua Triệu ban cho Lý Dục một chén rượu độc. Một đời "thiên cổ từ đế" cứ như vậy ra đi trong cảnh tủi hờn.
Về phần Tiểu Chu hậu, số phận của bà sau đó ra sao, sử cũ không có ghi chép rõ ràng. Chỉ biết một năm sau khi Lý Hậu Chủ qua đời, Chu Gia Mẫn cũng buông tay trần thế ở tuổi 28. Cho tới ngày nay, nguyên nhân qua đời của vị mỹ nữ bất hạnh ấy vẫn còn là một bí ẩn.
Theo Trần Quỳnh/Trí thức trẻ
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc