An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Chip AI Blackwell của Nvidia gặp vấn đề quá nhiệt trên máy chủ / Rác vũ trụ: Thách thức mới đe dọa hệ sinh thái toàn cầu
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA đãchủ trì tổ chức hội thảo, triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, để hiện thực hóa mục tiêu vươn mình của dân tộc, đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao, một trong những trụ cột chính là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Với dân số trẻ, nguồn nhân lực năng động và có khả năng tiếp thu công nghệ nhanh nhạy, các nền tảng công nghệ số Make in Việt Nam đã và đang có sự phát triển vượt bậc. Đi kèm với đó là những xu thế phát triển tất yếu hết sức mạnh mẽ của hạ tầng dữ liệu để phục vụ cho các nền tảng số, phục vụ chuyển đổi số.
Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi số quốc gia thành công, một trong những yêu cầu tất yếu, bắt buộc là phải đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống và dữ liệu. “Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin hơn bao giờ hết, đã trở thành yêu cầu vô cùng quan trọng, cấp thiết. Việc này liên quan đến bài toánvề đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia trên không gian mạng”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đánh giá.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương thông tin: Việt Nam đã vươn lên vị trí 17/194 quốc gia về xếp hạng an ninh mạng toàn cầu. Số sự cố tấn công mạng trong 9 tháng đầu năm đã giảm 55% so với cùng kỳ năm trước. Hệ thống giám sát quốc gia đã xử lý hơn 10 tỷ bản tin, ngăn chặn thành công trên 14.000 website độc hại, bảo vệ an toàn cho hơn 11 triệu người dùng. Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt cũng đang phải phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng cho biết, tấn công mạng vào các hệ thống thông tin và tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dân đang là 2 vấn đề chính công tác đảm bảo an toàn thông tin luôn phải đối mặt.
Trong đó, về bảo vệ hệ thống thông tin, ông Trần Quang Hưng chỉ ra một số vấn đề dẫn đến nhiều hệ thống bị tấn công mạng thời gian qua như mức độ quan tâm và trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế; hơn 50% chủ quản hệ thống thông tin không biết cần phải tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn theo cấp độ; đầu tư, sự quan tâm đến an toàn thông tin vừa thừa vừa thiếu.
“Thực tế, qua kiểm tra cho thấy, nhiều đơn vị có triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống nhưng chưa đủ và chưa đúng; chưa biết đâu mới là nguy cơ, rủi ro cần quan tâm nhất. Thậm chí, có đơn vị khi gặp sự cố vẫn không áp dụng được công nghệ, quy trình và kế hoạch ứng phó đã xây dựng”, ông Trần Quang Hưng phân tích.
Về tấn công, lừa đảo người dân, các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng và mục tiêu cuối cùng của các đối tượng nhắm đến là “tài sản”.
Theo thống kê, lừa đảo tài chính chiếm tới 73% trong tổng số vụ lừa đảo và 27% là lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân.
Trong khuôn khổ phiên toàn thể, nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin đã được Bộ TT&TT chính thức ra mắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò
OpenAI đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp ChatGPT và nhiều công cụ AI, quyết đấu Google