Cần Thơ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Việt Nam nên cân đối lại chính sách phát triển Khoa học & Công nghệ và đổi mới sáng tạo / Giai đoạn 2021-2030: Doanh nghiệp sẽ là trung tâm của đổi mới sáng tạo
Ngày 11/11, ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ đã chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NQ 26).
Qua 13 năm qua thực hiện NQ26, TP Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống người dân ở nông thôn.
Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 43,32 triệu đồng, tăng 2,65 lần so với năm 2010. Giai đoạn 2010-2020, thành phố đã đào tạo nghề cho 41.145 lao động nông thôn và tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân trên 1%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 0,29%.
Đến cuối năm 2020, tất cả 36 xã và 4 huyện của thành phố đều đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành xây dựng nông thôn mới trước 1 năm so với lộ trình kế hoạch đề ra, trong đó có 10 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Sản xuất nông nghiệp tại thành phố có sự chuyển biến mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy định và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được nhân rộng, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Các mô hình về hợp tác, liên kết và tham gia chuỗi giá trị giữa các chủ thể của các thành phần kinh tế từ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được hình thành.
Điển hình là việc xây dựng và phát triển mô hình cánh đồng lớn rất hiệu quả, với quy mô ban đầu chỉ 400ha vào năm 2011 đến năm 2020 đã tăng lên hơn 30.000ha/vụ. Thành phố hiện có 142 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 76 hợp tác xã so với năm 2008...
Ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp
Trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Cần Thơ đề ra mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thành phố từng bước hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng sản xuất nông nghiệp gắn kết với chuỗi liên kết giá trị và các lĩnh vực hỗ trợ. Xây dựng sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận chất lượng, có đăng ký nhãn hiệu, truy xuất được nguồn gốc. Khu vực nông thôn trở thành nơi đáng sống, thu nhập và đời sống người dân được nâng cao...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới